Tia UV là gì? Chỉ số tia UV bao nhiêu là có hại cho da?

viết bởi NanoX - Admin
11/10/2024
2834

Tia UV hay còn gọi là bức xạ tia cực tím (UV) phần lớn từ ánh nắng mặt trời và các nguồn nhân tạo. Vậy sự thật tia bức xạ này có ở đâu?

Với đặc thù là nước nhiệt đới nên Việt Nam đón nhận ánh sáng mặt trời với cường độ mạnh. Điều này đồng nghĩa với cường độ cao, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và làn da. Vậy tia này có ở đâu, khi nào cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

tia uv
Tia UV có ở đâu? Tác hại và cách bảo vệ sức khỏe khỏi tia UV

Tia UV là gì?

Tia UV, còn được gọi là tia tử ngoại hay tia cực tím, là một dạng sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn ánh sáng khả kiến nhưng dài hơn tia X. Phổ của tia UV được chia thành hai khu vực chính: tia tử ngoại gần (có bước sóng từ 380 – 200nm) và tia tử ngoại xạ hay tử ngoại chân không (có bước sóng từ 200 – 10nm).

Xét về tác động lên sức khỏe con người và môi trường, chúng được phân loại thành ba nhóm: tia UVA (bước sóng từ 380 – 315nm), còn được gọi là sóng dài hoặc ánh sáng đen; tia UVB (bước sóng từ 315 – 280nm), còn được gọi là sóng trung; và tia UVC (bước sóng dưới 280nm), được biết đến như là sóng ngắn hoặc sóng có tính tiệt trùng.

Tia UV có ở đâu?

Phần lớn tia UV có trong ánh nắng mặt trời và được tỏa ra bởi các tia UVA, UVB, UVC. Vì thế chỉ cần khi nào có ánh sáng mặt trời xuất hiện là sẽ có tia UV.

tia uv
Bức xạ tia cực tím (UV) phần lớn từ ánh nắng mặt trời và các nguồn nhân tạo

Tia UV không thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng có thể nhận biết nhờ vào vị trí địa lý. Bức xạ phổ biến nhất ở những khu vực cao hơn mặt nước biển, khu vực có độ cao lớn hay những khu nhiệt đới gần đường xích đạo. Hoặc cũng có thể nhận biết nơi nào có nhiều tia UV bằng cách nhìn những loại trái cây có màu sắc sặc sỡ.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, bức xạ này có thể xuyên qua đám mây, lớp sương mù hoặc trên bề mặt khác. Dù chỉ đứng trong bóng râm hay mái che chúng ta vẫn phải chịu những tác động chiếu xuống mặt đất. Bên cạnh đó, vì bước sóng dài nên có thể dễ dàng xuyên qua các tấm kính trong ô tô hay nhà kính, cửa sổ và gây tổn hại lên da một cách dễ dàng. Để tránh tác hại của tia UV, có thể sử dụng nhiều cách khác nhau như: dùng rèm cửa, lắp kính chống UV, hay dán phim cách nhiệt cho kính nhà và ô tô.

tia uv
Tia UV còn được tìm thấy trong ánh sáng các loại đèn được gọi là UV nhân tạo

Tia UV còn được phát hiện có trong ánh sáng các loại đèn. Đây được xem là nguồn tia UV nhân tạo. Các loại đèn xuất hiện tia UV như đèn huỳnh quang, đèn Halogen, đèn chiếu laser… Ngoài ra, ở những nơi như mỏ hàn, khoáng sản cũng có phát ra.

Xem thêm:

Mức độ tác động và mật độ tia UV bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố:

  • Vị trí địa lý: Những khu vực nhiệt đới, đặc biệt là gần xích đạo, thường có cường độ tia UV mạnh hơn. Càng xa xích đạo, nguy cơ phơi nhiễm tia UV càng giảm.
  • Độ cao so với mực nước biển: Cường độ tia UV tăng theo độ cao, nghĩa là các khu vực cao hơn so với mực nước biển thường có mức độ UV cao hơn.
  • Thời điểm trong ngày: Tia UV đạt đỉnh vào buổi trưa, khi mặt trời đứng ở vị trí cao nhất và chiếu sáng trực tiếp xuống mặt đất, thường từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều.
  • Khung cảnh và môi trường: Những khu vực rộng lớn, đặc biệt là những nơi có bề mặt phản chiếu cao như tuyết hoặc cát biển, thường có mức độ tia UV cao hơn. Thực tế, tia UV có thể tăng gấp đôi khi phản xạ từ bề mặt tuyết. Trong khi đó, các khu vực đô thị có xu hướng có mức độ UV thấp hơn do sự hiện diện của các tòa nhà cao tầng, bóng râm và cây cối.

Tia UVA có ở đâu?

Tia UVA có ở bước sóng từ 320 nm đến 400 nm, đây là bức xạ có bước sóng dài nhất. Nó còn được gọi với các tên khác nhau như: bức xạ UV sóng dài, bức xạ cực tím gần, ánh sáng đen. Tia UVA chiếm đến 95% tổng lượng tia cực tím chiếu xuống mặt đất vào thời điểm từ 10 giờ – 16 giờ hàng ngày.

tia uv
Tia UVA chiếm đến 95% tổng lượng tia cực tím chiếu xuống mặt đất vào thời điểm từ 10 giờ – 16 giờ hàng ngày

Do không bị lớp ozon hấp thụ nên tia UVA có ở bất cứ đâu, chỉ cần có ánh sáng mặt trời xuất hiện, bất kể khi trời mây hay trời mưa, bất kể đang ở trong nhà hoặc ô tô. Khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, tác động từ tia UVA đến làn da là mạnh nhất. Hầu hết cửa kính ô tô có thể ngăn chặn tia UVB, nhưng lại không ngăn được tia UVA. Tuy nhiên cả tia UVB và UVA đều gây tổn thương da và có thể dẫn đến ung thư da. Với cửa kính có dán phim cách nhiệt chống UV thì có khả năng ngăn chặn tới 99% bức xạ tia cực tím (UV), tốt nhất có thể loại bỏ tia UV lên tới 100%.

Tia UVB có ở đâu?

Tia UVB có bước sóng từ 290 nm đến 320 nm được gọi là bức xạ cực tím sóng trung. Tuy phạm vi ánh sáng UVB nhỏ hơn UVA nhưng nó rất mạnh. Tia UVB chiếm khoảng 5% lượng tia cực tím chiếu xuống mặt đất vào thời điểm ban ngày từ 10 giờ – 16 giờ. Giống với tia UVA, ánh sáng UVB có mặt quanh năm và có ở bất cứ đâu, tuy nhiên tia UVB đã bị lớp ozon hấp thụ phần lớn.

tia uv
Bức xạ tia UVB thường mạnh hơn tại những nơi có khí hậu nắng nhiều như các vùng nhiệt đới, cận xích đạo

Do cấu trúc và khí hậu của Trái đất mà cường độ tia UVB cũng có sự chuyển biến khác nhau. Sự thay đổi này phụ thuộc vào vị trí địa lý, theo mùa trong năm hay thời gian trong ngày. Bức xạ tia UVB thường mạnh hơn tại những nơi có khí hậu nắng nhiều như các vùng nhiệt đới, cận xích đạo. Đặc biệt, tia UVB được phản chiếu đến 80% từ cát, nước và tuyết.

Tia UV là tác nhân ảnh hưởng đến sức khỏe, nghiêm trọng hơn là gây ung thư da. Tuy nhiên nếu biết cách chăm sóc và bảo vệ, chúng ta có thể hoàn toàn yên tâm vui vẻ tận hưởng không gian ngoài trời tuyệt vời.

Tia UVC có ở đâu?

Tia UVC là loại tia cực tím có bước sóng ngắn nhất, dưới 280nm, và có tính tiệt trùng cao. Trong tự nhiên, tia UVC được phát ra từ mặt trời, nhưng hầu hết chúng không đến được bề mặt Trái Đất vì bị tầng ozone hấp thụ hoàn toàn trong tầng khí quyển.

Tuy nhiên, tia UVC cũng có thể được tạo ra nhân tạo trong các thiết bị như đèn diệt khuẩn, đèn huỳnh quang, và các thiết bị khử trùng khác. Những thiết bị này thường được sử dụng trong môi trường y tế, công nghiệp, và gia đình để khử trùng không khí, nước và bề mặt.

Tác hại của Tia UV

Tia UV được ví như “sát thủ thầm lặng” gây ra những tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe con người. Một số tác động phổ biến của tia UV có thể kể đến:

  • Đối với da: Tia UV gây ra những trình trạng cháy nắng, lão hóa da sớm, ung thư da…
  • Đối với mắt: Viêm giác mạc, đục thủy tinh thể…
  • Đối với sức khỏe: Tia UV là nguyên nhân làm suy giảm hệ miễn dịch.
  • Đối với ô tô: Làm bạc màu nội thất, phai màu sơn… gây ảnh hưởng đến giá trị xe.
  • Đối với nhà kính: Làm bạc màu, giảm tuổi thọ của các trang bị nội thất nhanh chóng.
tia uv
Tia UV được ví như “sát thủ thầm lặng”

Xem thêm:

Lợi ích của tia UV

Tia UV mang lại nhiều lợi ích quan trọng, trong đó có khả năng giúp cơ thể sản xuất vitamin D. Vitamin D hỗ trợ việc sử dụng canxi và phốt pho, giúp xương và răng chắc khỏe. Dù vitamin D có thể được cung cấp qua các thực phẩm như dầu cá, trứng, sữa, nước trái cây và ngũ cốc, việc da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là phương pháp tốt nhất để tạo ra vitamin D. Vitamin D tồn tại dưới hai dạng: vitamin D2, có nguồn gốc từ thực vật, và vitamin D3, được tổng hợp khi da tiếp xúc với tia cực tím (UV).

Tia UV cũng được ứng dụng trong điều trị các bệnh về da như bệnh vảy nến, một tình trạng mà các tế bào da phát triển quá nhanh, gây ngứa và xuất hiện vảy. Việc tiếp xúc với tia cực tím giúp làm chậm sự phát triển của các tế bào da, từ đó giảm triệu chứng bệnh.

Trong lĩnh vực khử trùng và tiệt trùng, tia UV có tác dụng mạnh mẽ. Tia UV có khả năng tiêu diệt các vi sinh vật như vi khuẩn và virus, rất hữu ích khi phơi tã vải, đồ lót và khăn mặt ngoài trời. Tia UV có thể xuyên qua màng tế bào của vi khuẩn và virus, phá hủy DNA của chúng, ngăn chặn khả năng sinh sản và phát triển của các vi sinh vật này. Vì lý do này, nhiều nơi sử dụng đèn UV diệt khuẩn để khử trùng.

Cách bảo vệ sức khỏe khỏi tia UV

Như đã kể trên, tia UV có thể ở khắp mọi nơi. Kể cả khi ở trong nhà sức khỏe vẫn bị tác động. Vì thế, để tránh khỏi tia UV, có thể tham khảo nhiều cách khác nhau như:

  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời: hạn chế tối đa việc ra đường vào những khung giờ nắng gắt, nấp nắng bằng những bóng râm, trang bị quần áo dài tay, mang thêm mỹ có vành, mang kính râm…
  • Dán phim cách nhiệt cho nhà kính, ô tô. Bởi vì hầu hết những loại phim cách nhiệt chất lượng thường có khả năng chống tia từ 99 – 100%.
  • Sử dụng kem chống nắng.
  • Sử dụng rèm cửa.
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
tia uv
Cách bảo vệ sức khỏe khỏi tia UV

Bài viết đã chia sẻ chi tiết về thông tin tia UV có ở đâu, tác hại và cách bảo vệ sức khỏe. Hy vọng nội dung trên mang đến thông tin bổ ích và giúp người dùng nâng cao ý thức về việc giữ gìn sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Xem thêm:


Phim cách nhiệt NanoX chính hãng Việt Nam


NanoX - Admin

NanoX là thương hiệu phim cách nhiệt ô tô và nhà kính tập trung
Chống nóng chuyên sâu – Giải pháp UV – Bảo vệ sức khỏe. Sở hữu hai nền tảng công nghệ Nano Ceramic và Dual Nano Ceramic vượt trội, NanoX tự hào với các dòng phim cách nhiệt mạnh mẽ, ngăn chặn tuyệt đối những tia gây hại, mang đến không gian mát dịu, góp phần làm dồi dào hơn sức khoẻ thể chất lẫn tinh thần.

Bình luận
Bài viết liên quan