Chỉ số tia UV càng cao càng thể hiện mức độ nguy hiểm của ánh nắng. Cùng NanoX tìm hiểu sâu thông qua bài viết này.
“Chỉ số tia UV bao nhiêu là nguy hiểm” đã được Tổ chức y tế Thế giới thiết lập và mô phỏng bằng thang đo với các cấp độ khác nhau. Giá trị chỉ số lần lượt từ 0 (mức độ an toàn) đến 11+ (mức độ nguy hiểm). Dưới đây là chi tiết nội dung bảng thang đo chỉ số UV để giúp người dùng phòng tránh tiếp xúc có hại với bức xạ UV.
Chỉ số tia UV là gì?
Chỉ số tia UV (tia cực tím) là thước đo chuẩn quốc tế về bức xạ tia tử ngoại từ ánh nắng mặt trời. Chỉ số này cho biết mức độ nguy hiểm của tia UV đối với sức khỏe con người. Cụ thể, chỉ số tia UV được phân cấp theo từng bậc sau.
Chỉ số tia UV bao nhiêu là nguy hiểm
Theo cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) chỉ số tia UV nguy hiểm được chia thành những mức độ sau. Trong đó, chỉ số tia UV từ 11+ trở lên gây ảnh hưởng nặng nhất đối với sức khỏe.
Chỉ số UV 11+
Lượng tia UV cực kỳ cao, nguy cơ bị tổn hại là rất lớn. Khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mà không có dụng cụ bảo vệ chưa đến 10 phút, da có khả năng bị bỏng. Với những người da trắng có thể bị bỏng chưa đến 5 phút. Nếu tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời gay gắt khả năng mắc các bệnh về da rất cao, tệ hơn là ung thư da.
Chỉ số UV 11+ có lượng tia UV cực kỳ cao nếu tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời gay gắt khả năng mắc các bệnh về da rất cao, tệ hơn là ung thư da
Biện pháp bảo vệ:
- Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp vì chỉ số UV đang rất cao trong khoảng từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.
- Thoa kem chống nắng phổ rộng SPF 30+ sau mỗi 2 giờ, thường xuyên hơn nếu đổ mồ hôi hoặc đi bơi.
- Mặc quần áo chống nắng và đeo kính râm có khả năng ngăn chặn 99 – 100% tia UV (UVA và UVB).
- Đội mũ rộng vành sẽ ngăn được khoảng 50% bức xạ UV truyền vào mắt.
Chỉ số UV từ 8 – 10
Lượng tia UV ở thời điểm này đang tăng cao, nguy cơ bị tổn hại da rất lớn. Trường hợp tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mà không có dụng cụ bảo vệ trong vòng 25 phút, da sẽ bị bỏng. Với những người da trắng sẽ bị ảnh hưởng nặng hơn và có thể bị bỏng chưa đến 10 phút. Nếu phơi nắng liên tục trên 6 giờ mà không đeo kính râm mắt sẽ xuất hiện tình trạng rối loạn thị giác như giảm thị lực, chảy nước mắt, sợ ánh sáng…
Biện pháp bảo vệ:
- Hạn chế tiếp xúc dưới ánh nắng mặt trời trong khoảng từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.
- Tự bảo vệ da bằng việc sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF cao trên 30 để có tác dụng hiệu quả nhất.
- Khi đi ra ngoài đường, cần trang bị các vật dụng bảo vệ da và mắt như: quần áo chống nắng, kính râm, mũ rộng vành…
- Nếu phải hoạt động ngoài trời thường xuyên, nên tìm bóng râm để đứng
Chỉ số UV từ 6 – 7
Lượng bức xạ mặt trời lúc này ở mức khá cao. Nếu như tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời mà không có dụng cụ bảo vệ trong vòng 20 phút, da sẽ có nguy cơ bị tổn thương, nặng hơn có thể bị bỏng. Hạn chế ra đường trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ vì lúc này UV có cường độ mạnh nhất trong ngày.
Biện pháp bảo vệ:
- Tránh ra đường trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều bởi đây là lúc tia UV có cường độ mạnh nhất trong ngày.
- Nếu phải di chuyển ngoài trời, nên trang bị các vật dụng bảo vệ da như: quần áo chống nắng, mũ rộng vành, kính râm…
- >Thoa kem chống nắng mỗi ngày bất kể trời nhiều mây hay mưa gió với tần suất 2 lần/ngày để da được bảo vệ tối ưu.
Chỉ số UV từ 3 – 5
Lượng tia UV ở mức yếu, nguy cơ bị hại thấp. Nếu tiếp xúc dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp mà không có dụng cụ bảo vệ trong thời gian dài sẽ gây đến dấu hiệu đen da. Thậm chí với những người da trắng có thể bị bỏng trong vòng chưa đầy 20 phút.
Chỉ số UV từ 0 – 2
Là mức nguy hiểm tối thiểu từ tia UV của mặt trời đối với người bình thường. Đây được xem là mức chỉ số tia UV an toàn và gần như có thể tiếp xúc trực tiếp dưới nắng mà không bị bỏng. Tuy nhiên, đối với những người có làn da rất nhạy cảm, nhất là với trẻ sơ sinh cần phải được bảo vệ không nên tiếp xúc với ánh mặt trời kéo dài.
Bài viết đã giải đáp câu hỏi “Chỉ số tia UV bao nhiêu là nguy hiểm?”. Hy vọng rằng nội dung này sẽ giúp người dùng có thêm kiến thức về tia UV. Từ đó, tìm kiếm được giải pháp tránh khỏi tia UV thích hợp.
Bảo Nghi
Câu hỏi thường gặp về vấn đề “Chỉ số tia UV bao nhiêu là nguy hiểm”
Chỉ số tia UV an toàn cho trẻ em
Trả lời: Nếu chỉ số UV từ 2 trở xuống, đây được xem là chỉ số tia UV an toàn cho trẻ. Với mức độ này thường không cần dùng kem chống nắng hay các biện pháp bảo vệ chống nắng khác. Đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi, chỉ số tia UV trên mức 3 có thể gây hại nếu trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Với trẻ từ 3 tuổi trở lên cần phải được bảo vệ bằng quần áo, mũ, kính râm và bôi kem chống nắng.
Chỉ số tia UV an toàn cho mắt
Trả lời: Chỉ số tia UV an toàn cho mắt là khoảng thời gian trước 10 giờ sáng và sau 4 giờ chiều khi đó ánh sáng mặt trời đang ở mức mạnh nhất. Khi ra ngoài đường hãy sử dụng kính râm để bảo vệ mắt tránh khỏi các tác hại từ tia UV.
Chỉ số tia UV an toàn cho bà bầu
Trả lời: Chỉ số tia UV an toàn cho bà bầu vào lúc trước và sau thời gian từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Phụ nữ mang thai chỉ cần từ 5 đến 10 phút phơi nắng với tần suất 2 – 3 lần một tuần tại các vị trí cánh tay, chân, bàn tay là có thể đáp ứng tất cả nhu cầu vitamin D của cơ thể.