Tia UV xuyên qua kính và chúng ta phải hứng chịu rất nhiều ảnh hưởng. Không chỉ là các tác hại thông thường như cháy nắng mà còn hơn thế nữa.
Không ít người nghĩ rằng, chỉ cần ngồi trong nhà hay trong văn phòng là đã có thể tránh được tác hại của tia UV. Nhưng trên thực tế, tia UV không chỉ xuyên qua kính mà còn mà còn gây ra những ảnh hưởng khác.
Tia UV (cực tím) có xuyên qua kính không?
Tia UV còn được gọi là tia cực tím hay tia tử ngoại. Có 3 loại tia UV: UVA (bước sóng 400 – 320 nm), UVB (bước sóng 320 – 280 nm), UVC (bước sóng ngắn hơn 280 nm). Theo lý thuyết tầng ozone đã hấp thụ hầu hết các tia UVC. Gần như tia UV mà chúng ta phải tiếp xúc là tia UVA và một phần nhỏ tia UVB.
Có 3 loại tia UV: UVA, UVB, UVC
Có khá nhiều người thắc mắc “Tia UV có xuyên qua kính không?”. Câu trả lời là chắc chắn có. Thực tế, ngay cả những lúc ở trong nhà, trong văn phòng hay trên ô tô tia UV đều có thể xuyên qua kính và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Tia UV xuyên qua kính sẽ gây hại ra sao?
Ảnh hưởng đến mắt
Mắt và cả vùng da xung quanh mắt đều có thể bị tổn hại khi phải tiếp xúc với tia cực tím. Trường hợp phải hấp thụ quá nhiều tia UV còn dẫn đến các tình trạng nặng nề hơn như: đau mắt đỏ, viêm giác mạc, tổn thương võng mạc, đục thủy tinh thể, bọng mỡ mắt… Những tổn thương này nếu không được điều trị về lâu dài sẽ có thể dẫn đến mù lòa.
Gây cháy nắng
Da bị cháy nắng là do tiếp cận quá nhiều tia UV. Việc này khiến các tế bào của da bị tổn thương dẫn đến tình trạng bỏng da. Lúc đó máu sẽ tự nhiên chảy thêm đến vùng đang bị ảnh hưởng để làm hành động như chữa lành vết thương. Đây là lý do vì sao khi bị cháy nắng da thường chuyển sang màu đỏ.
Lão hóa da
Collagen và mô liên kết bên dưới lớp ngoài cùng của da có có thể bị tổn hại nếu phải tiếp xúc với tia UV. Những dấu hiệu đầu tiên cho thấy da đang bị tổn thương đó là màu da bị xuống tone, xuất hiện nếp nhăn, đốm nâu trên bề mặt da, da bị giảm khả năng đàn hồi… Phải làm việc dưới ánh nắng mặt trời mà không có những biện pháp che chắn sẽ càng khiến da bị nhăn nheo và đẩy nhanh quá trình lão hóa da.
Ung thư da
Da phải tiếp xúc quá lâu dưới ánh nắng mặt trời, bị tổn thương trong thời gian dài nhưng không được điều trị. Do đó, dẫn đến ung thư biểu mô tế bào vảy, tế bào đáy và hình thành khối u ác tính. Theo một số nghiên cứu trên thế giới, có đến hơn 90% người bị mắc ung thư da do bức xạ tia cực tím.
Suy giảm hệ miễn dịch
Cơ thể tiếp xúc với tia tử ngoại trong thời gian dài làm gián đoạn quá trình hoạt động của hệ miễn dịch. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong vòng 24 giờ sự phân bố và chức năng của các tế bào bạch cầu có thể bị thay đổi. Điều này nếu lặp đi lặp lại nhiều lần làm giảm khả năng bảo vệ, gây hại trầm trọng đến hệ miễn dịch của cơ thể.
Tia UV xuyên qua kính nên làm gì?
Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng
Tia UV mạnh nhất trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Chúng ta nên hạn chế ra đường vào thời điểm này. Có quan niệm cho rằng chỉ có mùa hè nắng nóng thì mới có tia UV. Nhưng trên thực tế, tia UV hoạt động theo chu kỳ mọc – lặn của mặt trời. Vì vậy, ở bất kỳ mùa nào trong năm thì vẫn nên chú ý hạn chế tiếp xúc với ánh nắng.
Sử dụng rèm cửa
Tia UV vẫn có thể xuyên qua kính và mang đến nhiều tác hại. Do đó, dù ở văn phòng, ở nhà hay ở trong ô tô vẫn nên kéo rèm cửa lại để tránh những tác nhân gây hại từ tia UV. Nên chọn những rèm cửa tối màu chẳng hạn như màu xám đậm, xanh đen… để đạt được mức độ chống nắng tốt hơn.
Sử dụng kem chống nắng
Sử dụng kem chống nắng giúp giảm tối đa những tác hại từ tia UV. Những tiêu chí để chọn loại kem chống nắng như: chỉ số chống nắng cao (SPF ≥ 30)… Ngoài ra, khi tiếp xúc với nước chúng ta cũng cần loại kem chống nắng không thấm nước. Nên lựa chọn loại kem chống nắng phù hợp để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống cân bằng cũng là một trong những biện pháp giúp bạn có làn da đẹp. Từ đó, giúp da đủ khỏe để chống lại các tác hại từ tia UV. Chú ý uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây. Hạn chế ăn những đồ ăn quá nhiều chất ngọt hoặc quá chua. Một số loại rau củ quả tốt cho sức khỏe như: rau má, rau ngót, cam, bưởi, dâu tây, chuối…
Sử dụng các công cụ chống nắng cơ học
Khi bắt buộc phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, cần có những biện pháp chống nắng cơ học. Chống nắng cơ học là dùng những công cụ như: nón, áo khoác, dù, bao tay, khẩu trang, kính râm… để bảo vệ làn da. Tuy vậy, hiệu quả mang lại của việc chống nắng cơ học không cao. Vì tia UVA có bước sóng dài nên vẫn xuyên qua kính, xuyên qua vải… cần kết hợp thêm các phương pháp khác.
Sử dụng phim cách nhiệt
Phim cách nhiệt có nhiều tác dụng hơn chúng ta thường nghĩ. Lợi ích của phim cách nhiệt đem lại ngoài khả năng giảm nóng từ ánh sáng mặt trời phim cách nhiệt còn giúp bảo vệ sức khỏe, bảo vệ làn da. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại phim cách nhiệt có thể chống tia UV xuyên qua kính lên đến 100%, triệt tiêu 99% tia hồng ngoại.
Lớp phim cách nhiệt còn giúp làm chậm quá trình truyền nhiệt. Từ đó, giúp điều hòa không phải hoạt động quá công suất. Khi phải ngồi làm việc trong văn phòng, trong nhà cửa kính thì chói là điều không thể tránh khỏi. Tấm phim cách nhiệt cũng có tác dụng giúp chống chói, chống lóa đáng kể.
Ngoài ra, sử dụng phim cách nhiệt cũng giúp nội thất trong nhà, văn phòng tránh khỏi nắng nóng lâu ngày chiếu vào gây hư hại. Những loại phim tối màu còn tăng tính riêng tư, đảm bảo an toàn.
Bảo Nghi
Câu hỏi thường gặp về chủ đề “Tia UV có xuyên qua kính không?”
Tia UV có xuyên qua kính dày không?
Trả lời: Các loại kính mắt, kính mát, cửa sổ kính, cửa kính nhà ở, cửa kính văn phòng hay cửa kính xe ô tô… cho dù là kính mỏng hay kính dày thì tia UV vẫn có thể xuyên qua.
Tia tử ngoại có xuyên qua kính không?
Trả lời: Tia tử ngoại chỉ là một lên gọi khác của tia UV. Vì vậy, tia tử ngoại vẫn xuyên qua kính.