Có nhiều ý kiến cho rằng chỉ cần ngồi trong nhà, đóng cửa, kéo rèm là đã đủ bảo vệ da khỏi kia tia UV.
Bức xạ tia UV được chia thành 3 loại: UVA, UVB, UVC. Độ dài của bước sóng giảm dần từ “A” đến C”. Trong đó, tia UVC đã bị hấp thụ bởi tầng khí quyển. Tia UVB chỉ chiếm phần nhỏ nên chỉ khiến da bị cháy nắng. Nhưng bức xạ UVA chiếm đến khoảng 95%, xuyên qua da, gây hại đến sức khỏe của chúng ta.
Tia UV có thể xuyên qua những gì?
Tia UV (tia cực tím) có thể xuyên qua một số loại vật liệu nhất định, nhưng khả năng xuyên qua của chúng phụ thuộc vào bước sóng của tia UV và tính chất của vật liệu. Dưới đây là một số ví dụ về các vật liệu mà tia UV có thể hoặc không thể xuyên qua:
- Kính thường (Glass):
Kính thông thường, như kính cửa sổ, có khả năng chặn gần như hoàn toàn tia UVB (loại có bước sóng ngắn hơn), nhưng một phần nhỏ tia UVA (loại có bước sóng dài hơn) vẫn có thể xuyên qua. Vì thế, ngồi trong xe hoặc trong nhà với cửa sổ kính có thể vẫn tiếp xúc với một lượng nhỏ tia UVA. - Kính chống tia UV:
Kính được xử lý đặc biệt hoặc các loại kính xe ô tô có phủ lớp chống tia UV sẽ có khả năng chặn được cả tia UVA và UVB, giúp bảo vệ tốt hơn. - Nhựa (Plastic):
Một số loại nhựa, như acrylic và polycarbonate, có khả năng chặn tia UV, đặc biệt là loại UVB. Tuy nhiên, không phải loại nhựa nào cũng có tính năng này, nên cần lựa chọn kỹ loại nhựa khi sử dụng để chống UV. - Vải:
Tia UV có thể xuyên qua một số loại vải mỏng, đặc biệt là vải màu sáng. Tuy nhiên, các loại vải dày, màu tối hoặc có chất liệu chống tia UV có khả năng ngăn cản tia UV hiệu quả hơn. - Nước:
Tia UV có thể xuyên qua nước, nhưng mức độ xuyên qua sẽ giảm khi độ sâu tăng lên. Tia UVA có khả năng xuyên sâu hơn trong nước so với tia UVB. - Không khí:
Tia UV có thể dễ dàng truyền qua không khí và từ Mặt Trời xuống bề mặt Trái Đất. Tuy nhiên, tầng ozone trong khí quyển giúp chặn hầu hết tia UVB có hại.
Tia UV xuyên qua cửa sổ
Tia cực tím hay còn gọi là tia UV có thể xuyên qua cửa sổ. Thậm chí chúng còn xuyên qua cả bóng cây, sương mù… và gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong trường hợp này bạn cần lưu ý lựa chọn những phương pháp chống nắng tối ưu. Nhầm bảo vệ da khỏi những tác động của tia UV nhất là trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.
Xem thêm:
- Chỉ số tia UV bao nhiêu là nguy hiểm
- Nên chọn màu nào nào chống tia UV tốt nhất?
- Mấy giờ hết tia UV? Tia UV mạnh nhất khi nào?
Tia UV xuyên qua cửa nhà kính
Hiện nay, nhà ở, văn phòng hay quán cà phê… thường dùng cửa kính. Đối với bước sóng từ 320 nm đến 400 nm, tia UV có thể xuyên qua cửa nhà kính và gây hại đến da. Nếu phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên thì da sẽ bị tổn thương. Về lâu về dài sẽ mất đi khả năng đàn hồi và giảm độ săn chắc. Nặng hơn, quá trình xuống cấp và lão hóa diễn ra nhanh hơn bình thường.
Tia UV xuyên qua cửa nhôm
Có khá nhiều câu hỏi “Tia UV có xuyên qua cửa nhôm không”. Tuy nhiên, trên thực tế tia UV hầu như không xuyên qua cửa nhôm. Không những vậy, nhôm còn được dùng làm vật liệu để sản xuất những tấm chống nắng, chống nóng. Bởi bản chất nhôm có khả năng phản xạ cao.
Tia UV xuyên qua rèm cửa
Tia UV xuyên qua rèm cửa xe ô tô
Ở Anh đã thực hiện một nghiên cứu và cho ra kết quả rằng, nửa khuôn mặt của những tài xế lái xe ở nửa bán cầu Bắc khi di chuyển theo hướng nam bị sạm đen và lão hóa. Lý do là bởi vì tia UV xuyên qua rèm cửa xe ô tô và tác động lên da của họ. Vì vậy, người lái xe vẫn nên dùng đến các phương pháp chống nắng khác như: sử dụng kem chống nắng, dán phim cách nhiệt cho tô tô…
Tia UV xuyên qua rèm cửa nhà kính
Tia UV vừa xuyên qua kính và đồng thời tia UV cũng xuyên qua rèm cửa. Do đó, dù bảo vệ 2 lớp thì cũng không làm tia UV không thể xuyên qua mà chỉ giảm bớt đi phần nào… Vì vậy, đối với trường hợp bắt buộc chúng ta phải ngồi gần cửa kính ngoài việc kéo rèm cửa vẫn nên dùng thêm các cách chống nắng khác chẳng hạn như: sử dụng kem chống nắng, viên uống chống nắng, dán phim cách nhiệt cho nhà kính…
Xem thêm: Tia UV là gì? Chỉ số tia UV bao nhiêu là có hại cho da?
Gợi ý 6 cách chống tia UV bảo vệ da và sức khỏe
Chống tia UV và bảo vệ da là điều rất quan trọng để tránh các tác hại của tia cực tím (UV), như lão hóa da, sạm da, và nguy cơ ung thư da. NanoX gợi ý các cách chống tia UV sau:
1. Sử dụng kem chống nắng
2. Sử dụng quần áo chống nắng
3. Đeo kính râm và mũ rộng vành
4. Hạn chế ra ngoài khi trời nắng gắt
5. Sử dụng phim cách nhiệt và decal chống nắng
6. Sử dụng sản phẩm dưỡng da có thành phần chống nắng
Gợi ý cách loại bỏ tia UV xuyên qua kính an toàn, hiệu quả
Dán phim cách nhiệt cho ô tô, nhà kính: Hiện nay trên thị trường có nhiều loại phim cách nhiệt cho khả năng cản tia UV từ 99% trở lên. Tuy vậy, sự đa dạng sản phẩm cũng là điểm yếu của loại vật liệu này. Vì người dùng có thể mua nhầm hàng giả, hàng kém chất lượng. Nên ưu tiên chọn đơn vị cung cấp phim cách nhiệt uy tín, chính hãng, có trụ sở rõ ràng.
Xem thêm:
- Phim cách nhiệt chống tia UV 100%, bảo vệ da – UV400 Skincare
- [NanoX giải đáp] Phim cách nhiệt chống tia UV có được không?
Dùng rèm cửa chống tia UV: Đến nay rèm cửa chống tia UV khá phổ biến. Tuy nhiên, rèm cửa có thể gây cản trở tầm nhìn đối với những căn hộ, biệt thự hay nhà phố “view” đẹp.
Dùng kính chống tia UV: loại kính này được ứng dụng vào những công trình nhà kính. Tuy vậy, kính cường lực chống tia UV có mức chi phí đầu tư ban đầu khá cao.
Bảo Nghi
Câu hỏi thường gặp về vấn đề “Tia UV có thể xuyên qua những gì?”
Tia UV có xuyên qua inox không?
Trả lời: Tia UV không thể xuyên qua inox bởi tia UV không xuyên qua những chất liệu có khả năng cản sáng.
Tia UV có xuyên qua rèm cửa dày không?
Trả lời: Dù rèm cửa là loại rèm cửa gỗ, rèm cửa vải mỏng hay rèm cửa vải dày thì tia UV vẫn có thể xuyên qua.
Tia UV có xuyên qua thủy tinh không?
Trả lời: Tia UV vẫn có khả năng xuyên qua thủy tinh.