Trong điều kiện thời tiết nắng nóng như hiện nay, nhiều người dùng đã chọn dán phim cách nhiệt để bảo vệ cho ngôi nhà và ô tô. Phim cách nhiệt giúp ngăn chặn sự xâm nhập của nắng nóng, duy trì không gian mát mẻ. Bên cạnh đó, phim cách nhiệt còn cản trở các tia UV, IR gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Dù vậy, có nhiều người dùng chưa thật sự biết cách sử dụng phim cách nhiệt sao cho hợp lý. Một số người dùng còn đặt câu hỏi: Có nên dán phim cách nhiệt 2 lớp không? nhằm mong muốn gia tăng khả năng chống nóng của phim. Cùng NanoX tham khảo bài viết sau đây để có những hiểu biết đúng về phim cách nhiệt.

Có nên dán phim cách nhiệt 2 lớp không?
Có nên dán phim cách nhiệt hai lớp không? Câu trả lời là “Không”. Dán 2 lớp phim chồng lên nhau không đảm bảo hiệu quả cách nhiệt cao hơn và bảo vệ sự riêng tư tốt hơn. Thậm chí, cách dán phim cách nhiệt này còn làm giảm độ bền và tính thẩm mỹ.
Việc dán thêm một lớp phim cách nhiệt thứ hai là điều không nên, vì nó có thể làm giảm đáng kể tính thẩm mỹ của xe. Khi dán thêm lớp phim, dễ xảy ra tình trạng phim bị phồng rộp, bong tróc trong quá trình sử dụng, làm mất đi thẩm mỹ ban đầu và sự đồng nhất của lớp phim.
Thế nào là dán 2 lớp phim cách nhiệt?
Dán 2 lớp phim cách nhiệt là sử dụng 2 tấm phim cách nhiệt dán chồng lên nhau trên cùng một bề mặt kính. Nhiều người dùng cho rằng việc này sẽ giúp gia tăng các tính năng của tấm phim, nâng hiệu quả cách nhiệt lên gấp đôi.
Một số trường hợp khác của việc dán 2 lớp phim cách nhiệt: Sau một thời gian sử dụng, người dùng cảm thấy chưa hài lòng về màu sắc, độ truyền sáng hoặc thông số của phim. Thay vì tháo bỏ lớp phim cũ và dán phim mới lên, chủ xe chọn dán đè thêm một lớp phim khác lên tấm phim cũ. Vì tin rằng điều này sẽ góp phần chống nắng nóng tốt hơn và đồng thời cũng tăng khả năng cản sáng.
Tuy nhiên, suy nghĩ này hoàn toàn sai. Dán nhiều lớp phim cách nhiệt chồng lên nhau không giúp cho phim cách nhiệt phát huy các tính năng tốt hơn. Ngược lại, sai lầm này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến chất lượng của phim.

Vì sao không nên dán 2 lớp phim cách nhiệt?
Theo những chuyên gia cho biết, dán 2 lớp phim cách nhiệt chồng lên nhau là quyết định không hợp lý. Nguyên nhân là vì:

Gây giảm hiệu quả chống nóng
Nhiều người dùng nghĩ rằng dán thêm một lớp phim cách nhiệt cho kính sẽ giúp tăng cường khả năng chống nóng. Thực tế, điều ngược lại hoàn toàn có thể xảy ra. Trong trường hợp 2 lớp phim cách nhiệt khác nhau về công nghệ sản xuất, chẳng hạn phim Nano Ceramic và phim phún xạ kim loại.
Hai loại phim này có nguyên lý hoạt động trái ngược nhau: một loại hấp thụ nhiệt và một loại phản xạ nhiệt. Điều này dẫn đến hiệu ứng “lò nướng”, khiến nhiệt độ bên trong phòng hoặc xe có thể tăng lên đáng kể.
Gây ảnh hưởng đến tầm nhìn
Dán nhiều lớp phim cách nhiệt ô tô chồng lên nhau có khả năng màu sắc kính hoặc độ truyền sáng sẽ thay đổi như mong muốn. Tuy nhiên, hành động này có thể gây giảm độ trong suốt, ảnh hưởng đến tầm quan sát của người điều khiển phương tiện. Nghiêm trọng hơn là gây mất an toàn khi lái xe.

Làm giảm độ bền của phim
Tấm phim cách nhiệt ô tô chất lượng thường có tuổi thọ trung bình lên đến 3 – 15 năm, thậm chí là trọn đời. Tuy nhiên, bản chất lớp keo của phim cách nhiệt chỉ bám chắc nhất khi dán vào bề mặt kính. Vì vậy, dán phim cách nhiệt 2 lớp dẫn đến tình trạng lớp phim thứ 2 dễ bị bong tróc. Việc này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến lớp phim đầu tiên. Từ đó, gây giảm tuổi thọ phim cách nhiệt.

Gây mất thẩm mỹ xe
Như đã thông tin trước đó, lớp keo của phim cách nhiệt chỉ bám dính tốt nhất khi dán lên bề mặt kính. Nếu dán phim cách nhiệt 2 lớp chồng lên nhau, sau một thời gian sử dụng lớp phim thứ 2 dễ xảy ra hiện tượng phồng rộp, xuất hiện bọng khí. Điều này làm giảm tính thẩm mỹ của xe ô tô.
Phương pháp giúp tăng giảm độ tối của phim cách nhiệt
Theo trải nghiệm thực tế cho biết, lý do nhiều người dùng muốn dán 2 lớp phim cách nhiệt ô tô là vì chưa ưng khả năng cản nhiệt hoặc cảm thấy 1 lớp phim chưa đủ độ tối. Song, một số lại nghĩ rằng dán phim cách nhiệt 2 lớp sẽ giải quyết tốt cả hai vấn đề trên.
Trên thị trường, có nhiều loại phim cách nhiệt với đa dạng mức độ sáng/tối khác nhau. Vì thế, cách tăng hoặc giảm độ tối của phim cách nhiệt hợp lý nhất là gỡ lớp phim cũ và chọn lại màu phim có độ xuyên sáng thích hợp. Để đảm bảo tiết kiệm chi phí và thời gian, người dùng nên chọn thay loại phim từ những thương hiệu, địa chỉ dán phim cách nhiệt uy tín nhằm đạt hiệu quả chống nóng như ý.
Kinh nghiệm chọn phim cách nhiệt ô tô phù hợp, chống nóng hiệu quả
Để phim cách nhiệt đạt hiệu quả chống nóng tối đa, khi chọn phim cách nhiệt cần lưu ý:
- Chọn theo công nghệ sản xuất: Phim cách nhiệt có 5 loại chính: nhuộm màu, tráng kim loại, phún xạ kim loại đa lớp, men gốm và lai. Trong đó, phim phún xạ kim loại đa lớp có giá khá đắt. Còn phim Nano Ceramic được ưa chuộng nhờ giá hợp lý, cách nhiệt tốt, độ bền cao.
- Chọn thông số kỹ thuật theo vị trí kính: Mỗi vị trí kính đều có công năng sử dụng khác nhau. Vì thế khi chọn phim cách nhiệt cho từng vị trí cũng nên lưu ý điều này.
- Kính lái cần cản nhiệt, đảm bảo độ xuyên sáng, giảm chói loá nên chọn phim cách nhiệt có độ xuyên sáng khoảng trên 50%, tổng cản nhiệt trên 70%. Kính sườn trước ưu tiên cản nhiệt trên 70%, xuyên sáng 20 – 40% để quan sát gương. Kính sườn sau, kính khoang, kính hậu có thể chọn xuyên sáng dưới 20% để cản nhiệt tối đa. Còn cửa sổ trời cần cản nhiệt cao nhất do chịu nắng trực tiếp.
- Chọn theo màu sắc: Phim cách nhiệt ô tô có các màu như xanh biển, xám nhạt, xám đậm, đen… Chọn xanh biển cho kính lái nếu muốn mát mắt, hoặc xám nhạt cho kính lái và xám đậm/đen cho các vị trí kính khác để đồng bộ và tăng tính riêng tư. Hoặc có thể chọn theo sở thích, màu xe.

Qua bài viết, Câu trả lời cho câu hỏi: “Có nên dán phim cách nhiệt 2 lớp không?” Chắc chắn là: “KHÔNG NÊN”. Bởi dán cùng lúc 2 lớp phim cách nhiệt không chỉ không mang lại hiệu quả chống nóng tốt hơn mà còn phát sinh nhiều vấn đề khác. Vì thế, để phim dán cách nhiệt được ưng ý có thể tham khảo thêm phần kinh nghiệm chọn phim cách nhiệt phù hợp. Hoặc nếu cần tư vấn rõ ràng hơn, Quý Khách hàng có thể liên hệ NanoX để được hỗ trợ tốt nhất.
Xem thêm: