Mỗi mùa nắng nóng kéo dài, việc lái xe ô tô dưới trời nắng gay gắt trở thành nỗi lo chung của nhiều người. Không chỉ gây cảm giác oi bức, mệt mỏi, nắng nóng còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người lái và độ bền của xe. Vậy chính xác nắng nóng ảnh hưởng ra sao và làm thế nào để khắc phục những vấn đề trên? Bài viết sau đây sẽ làm rõ hơn và giúp người dùng chủ động bảo vệ bản thân trong mỗi hành trình.
Nắng nóng ảnh hưởng thế nào đến người và xe ô tô?
Giảm sự tập trung khi lái xe
Dưới tác động của ánh nắng trực tiếp, nhiệt độ bên trong khoang xe có thể tăng lên nhanh chóng. Có khi vượt ngưỡng 60 – 70 độ C chỉ sau 30 phút đậu ngoài trời.

Không khí nóng bức gây cảm giác ngột ngạt, đặc biệt với người cao tuổi, trẻ nhỏ hoặc người có bệnh lý nền. Điều này không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tập trung khi lái xe.
Say nắng, mất nước, mệt mỏi
Thời tiết nắng nóng khiến cơ thể mất nước nhanh chóng, tăng nguy cơ say nắng, đau đầu, chóng mặt. Đặc biệt khi phải điều khiển phương tiện trong thời gian dài hoặc vào khung giờ cao điểm nắng gắt. Đây là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn gây tai nạn nếu người lái mất tỉnh táo hoặc phản xạ chậm.
Ảnh hưởng đến nội thất, các trang bị
Nhiệt độ cao không chỉ ảnh hưởng đến con người mà còn gây hư hại cho nội thất xe. Các vật liệu như da, nhựa, cao su trong khoang cabin dễ bị phồng, nứt, phai màu… Hệ thống các trang bị kỹ thuật số như: màn hình giải trí trung tâm, camera hành trình… cũng có nguy cơ giảm tuổi thọ nếu thường xuyên phải hoạt động trong môi trường quá nóng.

Tia cực tím (UV) là “sát thủ vô hình” thường không được để ý đến khi ngồi trong ô tô. Tia UV có trong ánh nắng mặt trời dễ dàng xuyên qua kính và tác động tiêu cực lên da, mắt và sức khỏe. Khi tiếp xúc lâu dài, làn da và đôi mắt sẽ dễ bị lão hóa, tổn thương võng mạc, tăng nguy cơ ung thư da hoặc đục thủy tinh thể.
Nhanh hao mòn động cơ, hệ thống điều hoà và ắc quy
Khi nhiệt độ môi trường tăng cao, hệ thống làm mát và điều hòa trong xe phải hoạt động liên tục với công suất lớn. Điều này dẫn đến tiêu tốn nhiên liệu và rút ngắn tuổi thọ. Ắc quy cũng là bộ phận nhạy cảm với nhiệt. Nếu đậu đỗ ngoài trời nắng thường xuyên, ắc quy cũng dễ bị giảm hiệu suất hoặc sớm hư hỏng.
Dễ xảy ra cháy nổ
Khi đi xe dưới trời nắng gắt, khoang xe kính dễ trở thành môi trường thuận lợi cho các vật dụng dễ bắt cháy như pin, bật lửa, thiết bị điện tử… Nhiệt độ cao có thể khiến pin nứt vỡ, rò rỉ, làm chai pin hoặc thậm chí gây cháy nổ.
Bật lửa để trong xe cũng có thể phát nổ nếu gặp nhiệt độ vượt ngưỡng. Ngoài ra, xe có hệ thống nhiên liệu rò rỉ hay dây điện hở sẽ càng tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ khi nhiệt tích tụ. Đặc biệt trong lúc vận hành hoặc vừa khởi động.
7 giải pháp giảm tác hại khi lái xe ô tô dưới trời nắng
Dán cửa kính chống nóng ô tô
Dán cửa kính chống nóng ô tô bằng phim cách nhiệt giúp hành trình di chuyển dưới trời nắng gắt trở nên an toàn hơn với những lợi ích như: Chống nắng nóng hiệu quả, ngăn cản ánh nắng làm chói mắt, loại bỏ tác động xấu của tia cực tím, tia hồng ngoại… Hơn nữa, loại phim này còn góp phần giúp tiết kiệm nhiên liệu tiêu thụ và đảm bảo an toàn kính trong các tình huống kính nổ, vỡ.

Kiểm tra và bảo dưỡng điều hòa định kỳ
Hệ thống điều hòa phải hoạt động liên tục trong mùa hè. Do đó, nên thường xuyên kiểm tra gas lạnh, lọc gió và hiệu suất làm lạnh. Việc này nhằm đảm bảo điều hòa vận hành ổn định, làm mát nhanh mà không tiêu hao quá nhiều năng lượng.

Vệ sinh kính lái sạch sẽ
Kính lái sẽ là vị trí ảnh hưởng trực tiếp đến tầm quan sát, khả năng lái xe an toàn. Vì thế, trước khi bắt đầu di chuyển dưới trời nắng gắt cần vệ sinh kính lái sạch sẽ. Điều này nhằm tránh những trường hợp kính bị bám những vết bẩn li ti gây chói mắt.

Trang bị vật dụng chống nắng, nước uống
Nước lọc, nước khoáng bù điện giải, kem chống nắng… là những trang bị không thể thiếu cho những chuyến đi xa dưới thời tiết nắng nóng. Tuy khá đơn giả nhưng những vật dụng này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc duy trì sức khoẻ, sự tỉnh táo khi lái xe.

Bảo dưỡng lốp xe, ắc quy và hệ thống làm mát định kỳ
Việc kiểm tra độ mòn, áp suất lốp, nước làm mát… là cực kỳ quan trọng khi phải thường xuyên lái xe dưới trời nắng nóng. Nếu lốp có dấu hiệu quá căng, phồng rộp hoặc hệ thống làm mát yếu, nên thay thế hoặc sửa chữa ngay để đảm bảo xe vận an trơn tru, an toàn.

Tránh vật dễ cháy nổ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng
Nhiệt độ trong xe tăng cao có thể khiến một số vật dụng như bật lửa, chai nước có ga, nước hoa, pin sạc dự phòng… phát nổ. Hãy kiểm tra kỹ và không để những vật dụng này trong khoang xe khi phải đậu lâu ngoài nắng. Đồng thời cũng nên tránh để các vật dụng này trên taplo vì taplo thường phải chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao nhất.

Mặc đồ mát, dùng kính râm và di chuyển đúng thời điểm
Những trang bị như áo khoác chống nắng, kính râm chống tia UV… sẽ giúp hạn chế nắng nóng tốt hơn. Đồng thời, nếu không bắt buộc phải di chuyển, có thể tránh khung giờ nắng nóng nhất trong ngày từ 11h đến 13h. Như vậy, sẽ tránh được phần lớn tác hại của ánh nắng gay gắt.

Tại đất nước có khí hậu nhiệt đới nhiệt đới gió mùa như Việt Nam việc phải di chuyển dưới trời tiết nắng nóng là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, người dùng hoàn toàn có thể chủ động trang bị những biện pháp chống nắng nóng an toàn.
Việc dán phim cách nhiệt chất lượng, kiểm tra điều hòa, bảo dưỡng lốp xe hay đơn giản chỉ là đỗ xe nơi có bóng râm đều là những hành động nhỏ nhưng mang lại hiệu quả lớn. Lái xe dưới trời nắng sẽ trở nên thoải mái hơn nếu nắm được các tác hại tiềm ẩn và trang bị biện pháp bảo vệ tốt.