Tia hồng ngoại là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh liên quan đến sức khỏe, làn da của con người. Tuy nhiên hầu hết nhiều người chưa ý thức được mức độ ảnh hưởng của tia IR lên cơ thể, tia IR xuất phát từ đâu và gây ra những hậu quả gì. Dưới đây NanoX sẽ giải đáp tia hồng ngoại là gì? Nguyên lý, đặc điểm và ứng dụng của tia hồng ngoại trong cuộc sống.
Tia hồng ngoại là gì (IR)? Có bao nhiêu loại?
Tia hồng ngoại là gì (IR)?
Tia hồng ngoại (Infrared Radiation – IR) là một loại bức xạ hồng ngoại. Có thể hiểu đây là một bức xạ dưới dạng sóng điện từ, giữa sóng vô tuyến và ánh sáng. Tia hồng ngoại có bước sóng dài hơn ánh sáng mà mắt thường nhìn thấy. Loại tia này thường có bước sóng từ 750 nm trở lên. Tia IR xuất phát từ các nguồn nhiệt như ánh sáng mặt trời, thiết bị điện tử.
Các cách phân loại tia hồng ngoại
Theo tiêu chuẩn phân loại của Mỹ, tia IR được chia làm 5 vùng:
- Tia hồng ngoại gần (NIR, IR-A): Bước sóng từ 750 nm – 1.4 µm. Tần số 214 – 400 THz.
- Tia hồng ngoại sóng ngắn (SWIR, IR-B): Bước sóng từ 1.4 µm – 3 µm. Tần số 214 – 400 THz.
- Tia hồng ngoại sóng trung (MWIR, IR-C, MidIR): Bước sóng từ 3 µm – 8 µm. Tần số 37 – 100 THz.
- Tia hồng ngoại sóng dài (LWIR, IR-C): Bước sóng từ 8 µm – 15 µm. Tần số 20 – 37 THz.
- Tia hồng ngoại xa (FIR): Bước sóng từ 15 µm – 1000 µm. Tần số 0.3 – 20 THz.
Theo DIN 5031 (thuộc viện tiêu chuẩn Đức), tia hồng ngoại được chia thành 3 phân vùng:
- Tia IR gần, sóng ngắn (NIR, IR-A): Có bước sóng 780 nm – 140 nm. Là tia hồng ngoại dải I, có năng lượng cao nhất, có thể xâm nhập vào trong da. Nguy hiểm hơn có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe.
- Tia IR ngoại trung, sóng trung (MIR, IR-B): Có bước sóng 1.400 nm – 3.000 nm. Là tia hồng ngoại dải II, năng lượng thấp hơn IR-A. Loại tia IR này không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người. Đồng thời cũng thường được ứng dụng vào trong công nghiệp, sản xuất.
- Tia IR xa, sóng dài (FIR, IR-C): Có bước sóng 3.000 nm – 1 mm. Là tia hồng ngoại dải III, có năng lượng rất thấp, có thể dùng để tiêu diệt vi khuẩn. Vì vậy mà nó được ứng dụng khá phổ biến trong ngành y tế.
Nguyên lý hoạt động cơ bản của tia hồng ngoại là gì?
Mọi vật đều có thể phát ra tia hồng ngoại nếu có nhiệt độ lớn hơn 0 độ K. Chẳng hạn như đèn LED, điều khiển từ xa, màn hình điện thoại hoặc máy tính… Mặt trời là nơi phát ra nhiều tia hồng ngoại nhất (bước sóng xa từ 4 – 14 micromet). Vì thế, tia hồng ngoại cũng có sự tác động quan trọng đến sự sinh trưởng của Trái Đất.
Tia hồng ngoại xa khi tiếp xúc với cơ thể con người có tác dụng làm ấm. Nhiệt lượng này giúp cơ thể sản sinh thêm các vật chất và phục hồi protein. Đồng thời giúp tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể. Tia IR xa không gây tổn thương cho cơ thể mà còn mang lại nhiều lợi ích.
Đặc điểm nổi bật của tia hồng ngoại là gì?
Tia hồng ngoại có bước sóng dài hơn so với ánh sáng mà mắt có thể thấy. IR được xem là một dạng sóng nhiệt hay sóng điện từ. Dưới đây là những đặc trưng của tia hồng ngoại:
Yếu tố | Đặc điểm |
Nguồn phát | – Nguồn phát chủ yếu là nguồn nhiệt như thiết bị điện tử, đèn hồng ngoại, bếp lò, ánh sáng mặt trời.
– Cơ thể người có nhiệt độ 37 độ C cũng phát ra bức xạ hồng ngoại có bước sóng 9.4 micromet (μm).. |
Tính chất | – Tia hồng ngoại được cho là có bước sóng ngang, tốc độ dịch chuyển vuông góc với phương truyền. Trung bình từ 299.792.458 ms-1. Theo Serway’s College Physics. |
Tác động | – Tia hồng ngoại có thể gây ra một số tác động tiêu cực đến sức khỏe. Khi tiếp xúc với tia IR một thời gian dài, da sẽ sạm màu và giảm sản sinh collagen. |
Đặc điểm của tia hồng ngoại
Những lợi ích của tia hồng ngoại trong cuộc sống?
Tiếp xúc một thời gian dài với tia hồng ngoại sức khỏe làn da sẽ bị tác động tiêu cực. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, tia hồng ngoại cũng giúp cải thiện sức khỏe về tâm sinh lý:
Trong lĩnh vực thẩm mỹ: Tia IR có khả năng điều trị các vết thương ngoài da. Loại tia này có thể xuyên qua bên dưới lớp da từ 3 – 4 mm. Từ đó, giúp làm giảm nếp nhăn, tăng cường sản xuất collagen, tái tạo tế bào hoặc giảm đau và viêm….
Trong lĩnh vực sản xuất: Tia IR còn tham gia vào quá trình kiểm tra chất lượng, lưu trữ và bảo quản sản phẩm.
Trong lĩnh vực viễn thông: Tia hồng ngoại giúp giảm thiểu sự phức tạp của dây cáp với một số ứng dụng cụ thể như: điều khiển TV, điều khiển máy lạnh và những thiết bị điện tử khác.
Về y tế: Tia IR giúp chẩn đoán bằng hình ảnh. Điều trị được các bệnh lý xương khớp, cải thiện lưu thông máu, giảm đau. Mặt khác còn có thể điều trị các bệnh lý tâm thần.
Về công nghiệp: Ứng dụng trong sản xuất các thiết bị sưởi, sấy, hàn nhiệt. Sản xuất các thiết bị điện tử, đo nhiệt độ từ xa. Tia IR còn dùng để kiểm tra chất lượng sản phẩm và kiểm tra lỗi kỹ thuật khi sản xuất.
Về sinh học: Dùng để nghiên cứu các cấu trúc và chức năng của phân tử sinh học. Từ đó phân tích thành phần và tổng hợp hợp chất hữu cơ.
Vệ nông nghiệp: Dùng để kiểm tra chất lượng, độ ẩm, tần suất phát triển và tình trạng sâu bệnh. Thực hiện quá trình sấy khô nông sản để tăng khả năng lưu trữ, bảo quản.
Về quân sự: Tia IR được sử dụng trong hệ thống điều khiển tự động, máy bay không người lái, cảm biến từ xa. Ngoài ra còng dùng để định vị và nhắm mục tiêu.
Tia hồng ngoại ảnh hưởng đến làn da và sức khoẻ như thế nào?
Khi tia hồng ngoại có bước sóng ngắn IR-A tác động đến lớp hạ bì sẽ sản sinh chất metalloproteinase. Chất này giúp duy trì độ đàn hồi cho làn da. Tuy nhiên, nếu nồng độ chất này tăng quá cao da dễ bị lão hóa, chảy xệ.
Tia hồng ngoại vượt ngưỡng cho phép khi tác động vào da sẽ làm suy giảm collagen. Từ đó khiến da kém săn chắc và làm suy giảm màng bảo vệ của da. Nghiêm trọng hơn có thể gây ung thư da, mất nước, tàn nhang, đồi mồi.
Xem thêm: Tác hại của tia hồng ngoại ảnh hưởng đến sức khỏe như nào? Cách phòng tránh hiệu quả
Ngoài ra tia hồng ngoại có nhiều tác động có lợi cho sức khỏe con người khi tiếp xúc với cường độ vừa phải như được ứng dụng làm đẹp, trị liệu giảm đau xương khớp, giảm các vết bầm tím dưới da. Hơn nữa tia hồng ngoại còn kích thích tuần hoàn máu, tăng lưu thông máu giúp tinh thần thư giãn.
Cách ngăn chặn tia hồng ngoại gây hại đến cơ thể
Để bảo vệ sức khỏe, người dùng nên chủ động phòng tránh tác hại của tia hồng ngoại bằng một số biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả sau:
- Dùng vật dụng che chắn: Luôn đội mũ, đeo kính, mặc áo dài tay và quần dài khi ra ngoài nắng.
- Bảo vệ làn da: Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF phù hợp mỗi khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Bảo vệ mắt: Đeo kính râm chất lượng cao, đặc biệt khi làm việc trong môi trường có cường độ ánh sáng mạnh như bãi biển, công trường xây dựng.
- Sử dụng phim cách nhiệt: Dán phim cách nhiệt cho cửa kính nhà ở, ô tô, văn phòng làm việc… để giảm thiểu lượng tia hồng ngoại xâm nhập vào không gian.
Những câu hỏi thường gặp về tia hồng ngoại
Làm sao để bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của tia hồng ngoại?
Nguồn phát ra tia hồng ngoại có thể ở bất cứ đâu, cụ thể là ánh nắng mặt trời. Đặc biệt là đối với người thường xuyên di chuyển bên ngoài bằng xe ô tô, xe máy nhưng không được che chắn cẩn thận. Vì vậy người dùng nên:
- Đội mũ nón, khẩu trang, áo tay dài, quần dài khi ra ngoài.
- Dán phim cách nhiệt, chống tia UV, chống tia hồng ngoại cho xe ô tô.
- Nếu di chuyển bằng xe máy hoặc đi bộ và cần che chắn làn da cẩn thận.
- Đeo kính bảo hộ chống tia hồng ngoại.
Tác hại của tia hồng ngoại đối với làn da là gì?
Dưới đây là các tác hại trực tiếp của tia hồng ngoại đối với làn da:
- Ung thư da
- Suy giảm collagen
- Thâm nám, sạm da, tàn nhang, đồi mồi
- Suy giảm lớp màng bảo vệ của da
- Khiến da mất nước, mệt mỏi
Tia hồng ngoại có thể gây ung thư không?
Nếu tiếp xúc thường xuyên với tia hồng ngoại có thể gây ra những tác động tiêu cực lên làn da, sức khoẻ. Tuy nhiên, tia hồng ngoại và ung thư có mối liên hệ không mạnh mẽ như tia tia UV.
Bài viết trên đã giải đáp các thắc mắc về tia hồng ngoại là gì. Tia hồng ngoại có trong ánh nắng mặt trời và sẽ tiếp xúc trực tiếp đến da của chúng ta. Đặc biệt là với các chủ xe ô tô thường xuyên phải di chuyển hành trình dài. Vì thế hãy tìm các giải pháp bảo vệ cho sức khỏe làn da của mình. Nếu Quý Khách hàng đang có nhu cầu dán phim cách nhiệt chống tia hồng ngoại thì hãy liên hệ ngay đến NanoX để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhất.
Xem thêm: Phim cách nhiệt nhà kính NanoX – Giải pháp chống nóng hiệu quả, ngăn chặn tia UV, hồng