Kính ô tô bị xước: Nguyên nhân và cách xử lý đúng kỹ thuật

viết bởi Nguyễn Cảnh Hiệp
24/06/2025
52
5/5 - (1 bình chọn)

Kính xe ô tô bị xước là tình trạng phổ biến trong quá trình sử dụng. Kính ô tô càng dễ xước khi xe thường xuyên di chuyển trong môi trường bụi bẩn hoặc không được vệ sinh đúng cách. Nếu không xử lý kịp thời, các vết xước có thể lan rộng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tầm nhìn và độ an toàn khi vận hành xe. Dưới đây là những nguyên nhân khiến kính bị xước và cách khắc dễ áp dụng.

Nguyên nhân khiến kính ô tô bị xước

Trong quá trình sử dụng xe có rất nhiều thói quen hoặc hành động nhỏ khiến kính ô tô bị xước.

Nguyên nhân khiến kính ô tô bị xước infographic

Cần gạt mưa xuống cấp

Cần gạt mưa sau thời gian dài sử dụng thường bị chai cứng hoặc mòn lưỡi. Khi hoạt động, phần cao su không còn độ đàn hồi, tạo lực ma sát cao trực tiếp lên bề mặt kính. Điều này khiến kính chắn gió ô tô bị xước. Càng dễ xước hơn đối với trường hợp gạt khô hoặc khi kính có nhiều bụi bẩn.

Cần gạt mưa xuống cấp khiến kính chắn gió ô tô bị xước
Cần gạt mưa xuống cấp khiến kính chắn gió ô tô bị xước

Nước rửa kính bẩn, lẫn cặn

Nước rửa kính không đảm bảo chất lượng hoặc bị lẫn cặn lâu ngày sẽ làm tăng khả năng ma sát giữa cần gạt và kính. Khi gạt nước các cặn bẩn này có thể bị cuốn theo, cọ xát lên mặt kính và để lại các vết xước nhỏ li ti. Đây là nguyên nhân khiến kính bị giảm độ trong.

Nước rửa kính bẩn, lẫn cặn cọ xát lên mặt kính và để lại các vết xước nhỏ
Nước rửa kính bẩn, lẫn cặn cọ xát lên mặt kính và để lại các vết xước nhỏ

Vệ sinh kính không đúng cách

Sử dụng khăn thô, giấy ráp hoặc các vật liệu cứng để lau kính rất dễ tạo ra các vết xước nhỏ không đều trên bề mặt. Ngoài ra, lau kính khi chưa loại bỏ hết bụi bẩn cũng khiến các hạt cát, bụi bị chà xát mạnh lên kính, gây trầy xước.

Vệ sinh kính không đúng cách gây trầy xước kính
Vệ sinh kính không đúng cách gây trầy xước kính

Bụi bẩn, đất cát trên kính
Khi kính bám nhiều bụi bẩn hoặc đất cát, nếu bật cần gạt mà không phun nước trước sẽ khiến các hạt cứng này bị kéo lê trên mặt kính. Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến các vết xước sâu và rõ trên bề mặt kính, làm giảm đáng kể chất lượng kính sau mỗi lần gạt.

Như vậy, kính ô tô bị xước làm giảm độ trong suốt, khiến bề mặt kính mờ và loang lổ ánh sáng. Khi lái xe ban đêm hoặc trong điều kiện mưa, các vết xước làm tầm nhìn gây nguy hiểm cho người điều khiển.

Ngoài ra, khi ánh sáng chiếu trực tiếp, các vết xước tạo hiện tượng chói loá, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng quan sát. Nước mưa cũng khó trôi đều, khiến hiệu quả hoạt động của cần gạt bị giảm, làm tăng thêm nguy cơ mất an toàn khi lái xe.

Xem thêm:

Cách xử lý kính ô tô bị xước đúng kỹ thuật

Tuỳ vào từng kiểu vết xước hay độ năng nhẹ sẽ có cách khắc phục kính ô tô bị xước khác nhau.

Cách xử lý kính ô tô bị xước đúng kỹ thuật infographic

Dùng kem đánh răng

Kem đánh răng là một giải pháp xử lý kính ô tô bị xước tại nhà. Phương pháp này phù hợp với các vết xước nông, chủ yếu là các vết mờ nhỏ trên bề mặt kính. Cách này phù hợp khi kính chỉ có vết xước li ti, không quá rõ.

Kem đánh răng là một giải pháp xử lý kính ô tô bị xước tại nhà
Kem đánh răng là một giải pháp xử lý kính ô tô bị xước tại nhà

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Làm sạch kỹ bề mặt kính, lau khô bằng khăn mềm.
  • Bước 2: Bôi một lượng nhỏ kem đánh răng lên khu vực có vết xước.
  • Bước 3: Dùng khăn mềm chà nhẹ theo chuyển động tròn đến khi hết xước thì ngưng.
  • Bước 4: Lau sạch lại bằng khăn ẩm, kiểm tra kết quả. Có thể lặp lại thao tác nếu cần.

Dùng sơn móng tay trong suốt

Sơn móng tay trong suốt giúp xử lý các vị trí kính ô tô bị xước nhẹ, dạng vết dài hoặc có xu hướng kéo dọc theo bề mặt kính. Phương pháp này phù hợp với các vết xước cực nông, không quá sâu.

Sơn móng tay trong suốt giúp xử lý các vị trí kính ô tô bị xước nhẹ
Sơn móng tay trong suốt giúp xử lý các vị trí kính ô tô bị xước nhẹ

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Làm sạch khu vực có vết xước bằng dung dịch vệ sinh kính chuyên dụng, lau lại bằng khăn khô, mềm.
  • Bước 2: Quét một lớp mỏng sơn móng tay trong suốt lên vết xước (Khoảng 2 – 3 lớp).
  • Bước 3: Đợi khô trong tầm 30 – 60 giây.
  • Bước 4: Dùng khăn mềm có thấm nhẹ acetone (nước nửa móng tay) lau lại vết xước.
  • Bước 5: Hoàn thành, kiểm tra lại, có thể lặp lại một lần nếu cần.

Dùng dung dịch đánh bóng kính

Dung dịch đánh bóng kính là giải pháp hiệu quả cho kính ô tô bị xước nhẹ đến trung bình, không có dấu hiệu nứt sâu. Phương pháp này giúp khôi phục độ trong suốt của kính trên diện tích rộng hơn.

Cách đánh bóng kính ô tô bị xước:

  • Bước 1: Vệ sinh sạch bề mặt kính.
  • Bước 2: Xịt dung dịch đánh bóng kính trực tiếp lên khu vực bị xước.
  • Bước 3: Dùng khăn mềm hoặc mút đánh bóng chà đều theo hướng vòng tròn.
  • Bước 4: Đánh cho tới khi vết xước mờ đi và bề mặt kính đều màu trở lại.
  • Bước 5: Hoàn thành, lau sạch lại bằng khăn khô.

Đánh bóng kính chuyên sâu bằng máy

Phương pháp này phù hợp với kính ô tô bị xước trung bình đến sâu, diện tích lớn, khi các phương pháp thủ công không còn hiệu quả. Đánh bóng kính bằng máy giúp phục hồi bề mặt kính với độ chính xác cao. Tuy nhiên, việc thực hiện đánh bóng kính ô tô bị xước bằng máy sẽ được thực hiện tại garage, nơi có thiết bị chuyên dụng.

Đánh bóng kính chuyên sâu bằng máy phù hợp với kính ô tô bị xước trung bình đến sâu
Đánh bóng kính chuyên sâu bằng máy phù hợp với kính ô tô bị xước trung bình đến sâu

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Làm sạch kính.
  • Bước 3: Dùng máy đánh bóng chuyên dụng kết hợp với dung dịch đánh bóng phù hợp.
  • Bước 4: Kỹ thuật viên bắt đầu thao tác đều tay, đúng tốc độ và lực.
  • Bước 5: Lau sạch toàn bộ kính và kiểm tra lại kết quả.

Mài kính

Mài kính ô tô là phương án xử lý cuối cùng, áp dụng cho kính ô tô bị xước sâu, rõ hoặc khi kính có dấu hiệu tách lớp bề mặt. Phương pháp này có độ rủi ro cao. Vì thế, cần được thực hiện tại garage chuyên nghiệp cùng kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Đánh giá tình trạng kính trước khi tiến hành.
  • Bước 2: Làm sạch bề mặt kính.
  • Bước 3: Sử dụng thiết bị mài kính chuyên dụng để mài mỏng lớp bề mặt bị xước.
  • Bước 4: Thực hiện mài cẩn trọng để đảm bảo kính không bị biến dạng.
  • Bước 5: Sau khi mài, tiến hành đánh bóng lại toàn bộ bề mặt kính.

Gợi ý cách chăm sóc kính ô tô, hạn chế trầy xước

Cách chăm sóc kính ô tô, hạn chế trầy xước infographic

Vệ sinh kính thường xuyên

Kính ô tô cần được vệ sinh định kỳ để loại bỏ bụi bẩn, cặn bám, giúp duy trì độ trong suốt và hạn chế nguy cơ trầy xước. Việc vệ sinh kính nên được thực hiện bằng dung dịch chuyên dụng kết hợp với khăn mềm. Thói quen vệ sinh đúng cách giúp giảm thiểu tình trạng cát bụi bị kéo lê trên kính khi sử dụng cần gạt. Từ đó bảo vệ bề mặt kính tốt hơn.

Thay nước rửa kính định kỳ

Nước rửa kính sau một thời gian sử dụng có thể bị nhiễm bẩn hoặc lẫn cặn, khiến khả năng làm sạch bị suy giảm, tăng nguy cơ gây trầy kính. Việc thay nước rửa kính định kỳ nhằm đảm bảo nước luôn sạch, không có cặn bẩn, hỗ trợ cần gạt hoạt động hiệu quả, an toàn hơn cho bề mặt kính.

Kiểm tra, thay cần gạt mưa định kỳ

Cần gạt mưa là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với kính, ảnh hưởng lớn đến khả năng bảo vệ kính khỏi trầy xước. Cần kiểm tra định kỳ tình trạng lưỡi gạt. Khi phát hiện cao su bị chai cứng, nứt gãy hoặc gạt không sạch, cần thay mới ngay để tránh làm xước kính trong quá trình sử dụng.

Không lau kính bằng khăn thô

Sử dụng khăn thô, giấy ráp hoặc các vật liệu có bề mặt cứng để lau kính là nguyên nhân trực tiếp gây trầy xước. Chỉ nên dùng khăn mềm, sạch để vệ sinh kính. Trước khi lau, cần loại bỏ toàn bộ cát bụi để tránh hiện tượng ma sát hạt cứng lên bề mặt kính.

Xem thêm:

Lưu ý khi xử lý kính bị xước

Để cách xử lý kính ô tô bị trầy diễn ra suôn sẻ, đạt kết quả như mong muốn người dùng nên lưu ý một số điều sau:

  • Vệ sinh kỹ bề mặt kính trước khi xử lý: Bụi bẩn, cặn bám có thể khiến vết xước nặng thêm khi xử lý. Hãy vệ sinh kính sạch bằng dung dịch chuyên dụng và khăn mềm, đảm bảo bề mặt khô ráo, không bụi để đạt hiệu quả cao nhất.
  • Không tự dùng máy đánh bóng: Đánh bóng kính đòi hỏi kỹ thuật cao. Nếu thao tác sai có thể gây lồi lõm, làm trầm trọng thêm vết xước hoặc hỏng kết cấu kính.
  • Nên xử lý tại garage khi: Các vết nứt sâu, tách lớp không thể xử lý bằng đánh bóng thông thường. Việc cố sử dụng kính trong tình trạng này rất nguy hiểm. Cần mang xe đến garage uy tín để kiểm tra và thay hoặc xử lý chuyên sâu, đảm bảo an toàn.

Nội dung bài viết trên đã trả lời cho câu hỏi “kính bị xước phải làm sao?”. Việc xử lý sớm các vết xước trên kính giúp duy trì tầm nhìn rõ ràng và đảm bảo an toàn khi vận hành xe. Việc lựa chọn giải pháp xử lý phù hợp tùy theo mức độ xước là yếu tố quan trọng để đạt hiệu quả tốt nhất và bảo vệ độ bền của kính. Với những vết xước nặng hoặc khi không chắc chắn về cách xử lý, nên đưa xe đến các đơn vị uy tín để được kiểm tra và xử lý triệt để, đảm bảo chất lượng kính sau khi phục hồi.

NanoX đồng hành với sự tin cậy và an tâm trọn vẹn

NanoX – Phim cách nhiệt hiệu suất cao


Nguyễn Cảnh Hiệp

Tôi là Nguyễn Cảnh Hiệp – Trưởng phòng Kỹ thuật tại công ty NanoX, chịu trách nhiệm quản lý đội ngũ kỹ thuật dán phim cách nhiệt. Với kinh nghiệm thực hiện nhiều dự án và chuyên môn sâu về phim cách nhiệt ô tô, nhà kính, tôi chia sẻ những bài viết nhằm cung cấp thông tin hữu ích, giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm.

Các nội dung tôi chia sẻ dựa trên kinh nghiệm thực tế và góc nhìn chuyên môn cá nhân, chỉ mang tính tham khảo. Nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn hoặc có câu hỏi, vui lòng liên hệ qua email: canhhiepkt.nanofilm@gmail.com. Tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ!

Bình luận
Bài viết liên quan
10 Phương pháp chống nóng, cách nhiệt cho trần, nóc ô tô

Làm thế nào để giảm nhiệt cho trần ô tô, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng đỉnh...

phụ kiện ô tô cần thiết

Mỗi chiếc ô tô khi bàn giao đến tay người dùng đều cần được hoàn thiện thêm những trang...

[Giải đáp từ NanoX] Phim cách nhiệt ô tô có chống chói lóa không?

Phim cách nhiệt chống lóa là lựa chọn được nhiều chủ xe tin dùng vì đảm bảo tính an toàn...

Kinh nghiệm lái ô tô an toàn

Di chuyển bằng ô tô trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như mưa bão hoặc sương mù là...

Cách bảo vệ da khi đi xe

Ngồi trong ô tô dưới trời nắng nhưng không hẳn cơ thể đã hoàn toàn được che chắn khỏi...