Người dùng thường xem nhẹ tình trạng kính lái ô tô bị nứt nhỏ. Nhưng đây lại là dấu hiệu có thể kéo theo hàng loạt rủi ro mất an toàn khi vận hành. Một vết nứt nhỏ hoàn toàn có thể lan rộng, ảnh hưởng tầm nhìn, làm giảm khả năng chịu lực của kính… Bài viết này sẽ giúp hiểu rõ nguyên nhân khiến kính lái ô tô bị nứt và từng trường hợp cụ thể nên sửa hay nên thay mới. Đồng thời, chia sẻ cách phòng tránh và xử lý hiệu quả.
Nguyên nhân khiến kính lái ô tô bị nứt
Kính lái ô tô là vị trí dễ bị tác động nhất từ nhiều nguyên nhân khác nhau: Đá văng từ xe chở sỏi đá, đi trên đường nhiều sỏi đá, thay đổi nhiệt độ đột ngột…
Đá văng từ xe tải chở sỏi đá
Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến kính lái ô tô bị nứt là do đá văng từ bánh xe của các phương tiện khác, đặc biệt là xe tải chở vật liệu xây dựng. Chỉ cần một viên đá nhỏ văng trúng với lực đủ mạnh, bề mặt kính có thể xuất hiện vết nứt li ti. Nếu không được xử lý sớm vết nứt sẽ lan rộng theo thời gian.
Đi trên đường nhiều sỏi đá
Những cung đường đang thi công, hoặc mặt đường xuống cấp với nhiều đá dăm, đá vụn cũng là “thủ phạm” tiềm ẩn gây tổn hại đến bề mặt kính. Trong quá trình di chuyển, bánh xe có thể cán trúng vật sắc nhọn và làm văng lên kính lái với tốc độ lớn, tạo vết nứt rất nhỏ, khó nhận biết.
Thay đổi nhiệt độ đột ngột
Chênh lệch nhiệt độ lớn giữa bên trong và bên ngoài xe là một trong những yếu tố gây áp lực lên bề mặt kính. Ví dụ, nếu đỗ xe ngoài trời nắng nóng và ngay sau đó bật điều hòa lạnh sâu, kính dễ bị “sốc nhiệt” và nứt rạn. Tình trạng này còn có thể xảy ra khi rửa xe bằng nước lạnh
Kính chắn gió kém chất lượng
Trong quá trình sử dụng, kính chắn gió có thể đã được thay mới. Tuy nhiên, loại kính này lại không đảm bảo chất lượng so với kính xe theo hãng hoặc đã bị lắp đặt chưa đúng kỹ thuật. Việc này dễ dẫn các tình huống nguy hiểm do kính không sở hữu đủ khả năng chịu lực.
Xem thêm:
- Dán Kính Xe Ô Tô Chống Nhìn Trộm Tăng Sự Riêng Tư
- Kính ô tô bị xước: Nguyên nhân và cách xử lý đúng kỹ thuật
- Gợi ý 8+ cách xử lý kính ô tô bị mờ nhanh chóng, dễ thực hiện
Cách xử lý kính lái ô tô bị nứt phù hợp
Mỗi kiểu nứt kính nên được xử lý theo cách sửa kính bị nứt phù hợp nhằm mang lại hiệu quả khắc phục tốt nhất.
Vết nứt nhỏ chưa lan rộng
Với các vết nứt nhỏ, chưa lan rộng, việc xử lý kịp thời sẽ giúp bảo vệ kính và tránh phát sinh chi phí lớn sau này. Cách làm liền kính bị nứt tạm thời tại nhà có thể sử dụng bộ kit sửa kính chuyên dụng. Quá trình thực hiện gồm các bước:
- Bước 1: Làm sạch bề mặt.
- Bước 2: Bơm keo gắn kính ô tô bị nứt vào.
- Bước 3: Làm khô dưới đèn UV.

Tuy nhiên, phương án này chỉ phù hợp riêng với vết nứt nhỏ, yêu cầu thao tác kỹ lưỡng để đảm bảo hiệu quả. Đây chỉ là phương án tạm thời, tốt nhất đến cơ sở sửa chữa kính chuyên nghiệp tránh hư hại nặng hơn về sau.
Vết nứt dài có dấu hiệu lan rộng
Khi kính xuất hiện vết nứt dài (thường trên khoảng 15 cm), phương án hàn kính xe hơi hoặc dán keo không thể giúp xóa vết nứt trên kính nữa. Lúc này, việc thay kính ô tô là cần thiết nhằm đảm bảo độ an toàn kết cấu cũng như khả năng chịu lực.

Bởi vết nứt dài rất dễ lan nhanh do tác động rung lắc khi xe di chuyển. Nếu không thay kịp thời, nguy cơ kính bị vỡ hoàn toàn trong lúc vận hành là rất cao.
Kính ô tô bị nứt gần mép
Những vết nứt nằm gần mép kính, khu vực tiếp giáp khung xe, có tốc độ lan rộng nhanh hơn do áp lực truyền từ thân vỏ lên kính. Trường hợp này cần được xử lý dứt điểm. Thay vì cố gắng hàn hay sửa chữa, nên ưu tiên thay kính mới để đảm bảo tính an toàn. Việc chậm trễ có thể khiến kính nứt lan ra toàn bộ, ảnh hưởng đến độ kín khít và khả năng chống thấm nước.

Kính lái ô tô bị nứt dạng hình sao, mạng nhện
Các dạng vết nứt hình sao hoặc mạng nhện là biểu hiện của tác động mạnh. Dù những vết nứt này ban đầu có thể không cản trở tầm nhìn, nhưng lại rất dễ mở rộng. Tình trạng này có thể gây nguy hiểm khi xe vận hành ở tốc độ cao hoặc trong điều kiện thời tiết xấu. Cách xử lý hiệu quả nhất là thay mới kính lái.

Kính lái bị nứt gây nguy hiểm thế nào?
Không chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ, vết nứt trên kính lái còn kéo theo nhiều hệ lụy cần lưu ý:
- Gây ảnh hưởng đến tầm quan sát: Vết nứt gây chói lóa dưới ánh sáng mặt trời hoặc đèn pha xe ngược chiều, gây mất tập trung, giảm khả năng phản xạ.
- Giảm khả năng chịu lực: Khi kính đã có vết nứt, cấu trúc nhiều lớp không còn vững chắc như ban đầu. Một lực tác động nhỏ tiếp theo có thể khiến kính nứt toang hoặc vỡ hoàn toàn.
- Tăng nguy cơ vỡ toàn bộ kính: Dưới điều kiện nhiệt độ thay đổi, rung lắc liên tục, vết nứt ban đầu sẽ lan rộng và có thể phá vỡ toàn bộ bề mặt kính một cách bất ngờ.
- Ảnh hưởng đến hệ thống cảm biến, camera: Kính lái hiện nay thường tích hợp camera, cảm biến mưa… Vết nứt ở khu vực này có thể làm sai lệch tín hiệu hoặc vô hiệu hóa chức năng.
- Có thể phạm luật giao thông: Ở nhiều quốc gia (bao gồm cả Việt Nam), việc điều khiển phương tiện có kính chắn gió bị nứt có thể bị phạt vì vi phạm quy định về an toàn giao thông.
Xem thêm:
- Kính lái bị loá sáng gây nguy hiểm, gợi ý cách khắc phục hiệu quả
- Hướng dấn cách sấy phim cách nhiệt ô tô chuẩn như chuyên gia
Cách tránh làm kính lái ô tô bị nứt
Kính lái là bộ phận chịu tác động trực tiếp từ môi trường và các yếu tố ngoại lực trong quá trình sử dụng. Việc chủ động phòng ngừa các nguy cơ gây nứt kính không chỉ giúp duy trì tính thẩm mỹ mà còn đảm bảo an toàn khi vận hành xe. Dưới đây là những biện pháp được ứng dụng phổ biến:
- Giữ khoảng cách an toàn với xe tải chở vật liệu: Duy trì khoảng cách hợp lý khi di chuyển gần xe tải chở sỏi đá, vật liệu xây dựng giúp giảm nguy cơ kính bị nứt do đá văng.
- Tránh chạy tốc độ cao trên đường nhiều sỏi đá: Giảm tốc độ khi đi qua các đoạn đường nhiều sỏi đá. Tốc độ cao dễ làm tăng lực va đập khi đá bắn vào kính.
- Đỗ xe nơi có bóng râm, không dội nước lạnh ngay khi kính đang nóng: Đỗ xe dưới bóng râm giúp hạn chế tác động nhiệt lên kính. Đồng thời, tránh dội nước lạnh lên kính khi kính còn đang nóng giúp phòng tránh hiện tượng sốc nhiệt, gây nứt kính.
- Chọn kính chất lượng: Ưu tiên sử dụng kính đạt chuẩn chất lượng, có độ bền cao trong trường hợp cần thay mới. Kính kém chất lượng rất dễ nứt khi chịu va đập nhẹ hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột.
- Điều chỉnh nhiệt độ trong xe từ từ: Tránh điều chỉnh nhiệt độ cabin quá nhanh, đặc biệt khi sử dụng điều hòa. Sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa hai bề mặt có thể khiến kính bị căng và nứt.
- Kiểm tra kính định kỳ: Thường xuyên kiểm tra kính để phát hiện sớm các vết nứt nhỏ hoặc dấu hiệu bất thường. Xử lý kịp thời giúp ngăn chặn tình trạng lan rộng.
- Dán PPF hoặc phim cách nhiệt ô tô: Những loại PPF ô tô chất lượng có khả năng chống trầy xước nhỏ hiệu quả cho kính, hỗ trợ tăng cường độ bền cơ học. Còn về phim cách nhiệt có thể tăng tính an toàn kính. Bởi đối với trường hợp kính bị nổ, vỡ bất chợt, tấm phim sẽ giúp giữ lại những mảnh kính tránh văng vào người.
Khi phát hiện kính xe ô tô bị nứt, cần chủ động xử lý càng sớm càng tốt. Dù vết nứt nhỏ hay chưa ảnh hưởng nhiều đến tầm nhìn, việc chậm trễ có thể khiến tình trạng nứt lan rộng. Điều này làm tăng nguy cơ vỡ kính và phát sinh chi phí lớn hơn. Với các vết nứt nhẹ, hàn kính xe ô tô là phương án khả thi. Trong khi đó, các trường hợp nứt dài, gần mép kính hoặc dạng mạng nhện nên thay kính mới để đảm bảo an toàn.
Ngoài thời điểm xử lý, việc lựa chọn đơn vị sửa chữa hoặc thay kính uy tín cũng đóng vai trò quan trọng. Đơn vị chuyên nghiệp với kỹ thuật đạt chuẩn và vật liệu chất lượng sẽ giúp kính sau xử lý có độ bền cao, giữ vững khả năng chịu lực và tầm nhìn tối ưu khi vận hành xe.