Sử dụng kính trắng thông thường có tính cách nhiệt kém, tạo cảm giác nóng bức vào mùa hè và lạnh vào mùa đông. Do đó, nhiều gia đình đã ưu tiên chọn kính cách nhiệt để giúp không gian nhà luôn ổn định, mát mẻ, thông thoáng. Vậy kính cách nhiệt là gì, cấu tạo như thế nào và nên dùng loại kính chống nhiệt nào thì tốt? NanoX sẽ giới thiệu chi tiết trong bài viết sau đây.
Kính cách nhiệt là gì?
Kính cách nhiệt là dòng sản phẩm kính có khả năng cách nhiệt và cách âm tốt hơn so với các loại kính trắng thông thường. Điều này có được là nhờ cấu tạo gồm 2 lớp kính cường lực. Ở giữa các lớp kính là lớp khí trơ hoặc chân không giúp kính chống nhiệt. Kèm theo đó là những tính năng nổi bật khác, khắc phục khuyết điểm của kính trơn thông thường.
Kính cách nhiệt có cấu tạo như thế nào?
Cấu tạo của kính cách nhiệt gồm 2 lớp kính cường lực. Ở giữa là môi trường chân không, lớp không khí thường hoặc khí trơ (như Argon).
Các lớp kính được ngăn cách lẫn nhau bởi lớp đệm nhôm có chứa hạt hút ẩm bên trong để làm khô lớp không khí giữa hai tấm kính. Sau cùng, các chi tiết được ghép nối với nhau bằng keo dán siêu bền để định hình cửa kính.
Tác dụng nổi bật của kính cách nhiệt
Tác dụng cách nhiệt
Các loại kính trắng thông thường không có khả năng cách nhiệt nên vào mùa đông nhiệt độ trong nhà sẽ thoát ra ngoài tạo cảm giác lạnh buốt. Còn vào mùa hè, kính trắng lại hấp thụ nhiệt gây nên cảm giác oi bức, khó chịu. Tuy nhiên, kính cách nhiệt với cấu tạo đặc biệt, lại hoàn toàn khắc phục được những vấn đề trên.
Tác dụng cách âm
Bên trong kính cách nhiệt có cấu tạo lớp chân không hoặc khí trơ ngăn cách giữa hai tấm kính. Lớp ngăn cách này vừa có tác dụng cách nhiệt vừa hoạt động như một lớp cách âm vô cùng hiệu quả. Từ đó, giúp giảm tiếng ồn từ bên ngoài, hạn chế tạp âm, mang lại không gian sống yên tĩnh.
An toàn khi sử dụng
Hai lớp kính được sử dụng trong kính chống nóng là kính cường lực nên có khả năng chịu lực, chịu va chạm mạnh tốt. Kính có độ bền cao, an toàn trong quá trình sử dụng. Đây cũng là lý do dòng kính chống nóng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong các công trình như văn phòng, chung cư, nhà cao tầng…
Thân thiện với môi trường
Một ưu điểm nổi bật của kính cách nhiệt là thân thiện với môi trường. Dòng sản phẩm này có độ bền cao, dễ lắp đặt. Hơn nữa, kính cách nhiệt còn hạn chế tình trạng tạo ra khói bụi so với bê tông cốt thép. Vì thế, tấm kính góp phần bảo vệ sức khỏe người dùng và thân thiện với môi trường.
3 Loại kính cách nhiệt phổ biến
Kính cách nhiệt phản quang
Kính cách nhiệt phản quang là loại kính có khả năng cách nhiệt hiệu quả nhưng vẫn giữ lại độ trong suốt của chất liệu kính. Có hai loại kính phản quang được sử dụng phổ biến trên thị trường là:
- Kính phủ cứng – Nhiệt phân: Dòng sản phẩm kính phản quang này được gia nhiệt ở nhiệt độ cao giúp kính có kết cấu bền vững. Kính phủ cứng thường có thời hạn sử dụng lâu dài và có khả năng chống chịu tốt với điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
- Kính phủ mềm – Phủ chân không: Dòng sản phẩm này được phủ lớp kim loại lên bề mặt thành phẩm. Lớp phủ này mang lại khả năng phản xạ nhiệt và giảm ánh nắng mặt trời truyền qua kính.
Ưu điểm
- Giảm độ chói sáng, cân bằng ánh sáng trong phòng.
- Giảm thiểu nhiệt lượng xuyên qua kính, ngăn chặn các tia UV.
- Có tính thẩm mỹ cao.
- Độ bền cao.
Nhược điểm
- Nếu phải hấp thụ một lượng nhiệt lớn thì kính cách nhiệt phản quang có thể xuất hiện vết nứt và cần phải gia nhiệt hoặc gia cường để khắc phục.
- Các loại hóa chất tẩy rửa sở hữu tính ăn mòn cao có thể ảnh hưởng đến kính.
- Loại kính phủ mềm tương đối dễ trầy xước bề mặt. Do đó, không phù hợp sử dụng cho hạng mục cửa.
Xem thêm:
- 8 loại vật liệu cách nhiệt chống nóng cho nhà hiệu quả nhất hiện nay
- Top giấy dán kính chống nóng chất lượng nhất hiện nay
Kính cách nhiệt dạng hộp
Kính cách nhiệt dạng hộp là dòng sản phẩm có cấu tạo hai hoặc nhiều lớp kính. Độ dày trung bình mỗi lớp kính từ 3 – 10 mm hoặc nhiều hơn tùy thuộc vào yêu cầu của công trình. Loại kính này có cấu tạo gồm 4 phần như sau:
- Khung nhôm: Chứa các hạt hút ẩm để làm khô không khí giữa hai lớp kính.
- Kính: Lớp ngoài có thể là kính dán, kính phản quang hoặc kính Low-E tùy theo nhu cầu của người dùng.
- Keo: Có tác dụng dán chặt các lớp kính vào khung nhôm.
- Lớp silicon: Cách ly không khí hoặc lớp khí trơ bên trong với không khí bên ngoài.
Ưu điểm
- Cách nhiệt hiệu quả, nếu dùng kính Low-E có thể ngăn cản đến 60% tia UV xuyên qua kính.
- Cách âm tốt, an toàn, không có hiện tượng ngưng tụ hơi nước trên bề mặt kính và nâng cao giá trị ngôi nhà.
Nhược điểm
- Giá thành cao vì sử dụng nhiều công nghệ.
- Trọng lượng nặng hơn so với kính thông thường.
Kính cách nhiệt Low E
Kính cách nhiệt Low-E là loại kính có cấu tạo 2 lớp, ở giữa ngăn cách bởi không khí. Trên bề mặt 2 lớp kính được phủ hợp chất đặc biệt với công dụng phát xạ nhiệt chậm, hạn chế sự hấp thu nhiệt từ bên ngoài. Do đó loại kính này rất phù hợp với khí hậu Việt Nam. Có 2 loại kính cách nhiệt Low-E là:
- Kính Low-E phủ cứng: Sử dụng công nghệ nhiệt luyện kết hợp phủ kim loại hoặc chất vô cơ lên trên bề mặt kính trong quá trình sản xuất. Lớp phủ có tác dụng tăng độ bền và bám dính tốt.
- Kính Low-E phủ mềm: Phủ lớp hợp chất đặc biệt lên bề mặt kính bằng công nghệ điện giải trong chân không. Tùy theo yêu cầu mà nhà sản xuất có thể phủ thêm hai hoặc nhiều lớp khác.
Câu hỏi thường gặp về kính cách nhiệt?
Nên chọn loại kính cách nhiệt nào?
Việc lựa chọn loại kính cách nhiệt phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Khí hậu, hướng nhà, yêu cầu về thẩm mỹ, ngân sách
Kính cách nhiệt có dễ vỡ không?
Kính cách nhiệt thường được làm từ kính cường lực hoặc kính dán an toàn nên rất khó vỡ. Ngay cả khi vỡ, các mảnh kính cũng không sắc nhọn, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Kính cách nhiệt có làm giảm ánh sáng tự nhiên không?
Các loại kính cách nhiệt hiện đại vẫn đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng tự nhiên cho không gian bên trong.
Giá của kính cách nhiệt bao nhiêu?
Giá của kính cách nhiệt trên thị trường khổ: 2440 x 1830 x 14 ly giá: 728.000 – 816.000 VNĐ/m2
Kính cách nhiệt có giảm tiếng ồn không?
Một số loại kính cách nhiệt được thiết kế để có khả năng cách âm, giúp giảm thiểu tiếng ồn từ bên ngoài.