Vào giai đoạn mùa hè, chất lượng cuộc sống của những thành viên trong gia đình bị ảnh hưởng bởi cái nóng oi bức. Điều này khiến người dùng phải tìm kiếm giải pháp chống nắng nóng trong nhà hiệu quả, khả thi. Trong bài viết sau, NanoX sẽ gợi ý 23+ bí quyết chống nóng tối ưu có thể tham khảo áp dụng!
Dán phim cách nhiệt để chống nắng nóng trong nhà
Đầu tiên, phải kể đến phương án chống nắng nóng trong nhà bằng cách dán phim cách nhiệt. Với những ngôi nhà được thiết kế bao gồm nhiều tấm kính thường sẽ hấp thu nhiệt lượng lớn hơn vào giai đoạn cao điểm của mùa hè. Lúc này, phim cách nhiệt sẽ phát huy công dụng của mình là cản trở năng lượng mặt trời, giảm thiểu tình trạng giãn nở nhiệt bởi những tác nhân nắng nóng. Đây được xem là phương án chống nắng nóng trong nhà hiệu quả nhất.
Được thành lập lần đầu tiên vào năm 2013, cho đến nay phim cách nhiệt NanoX đã thành công trong việc để lại dấu ấn thương hiệu. Cụ thể, NanoX đã mang đến giải pháp chống nắng nóng trong nhà cho hơn 100.000 khách hàng cùng với hơn 6.000 dự án nổi bậc.
Điều này có được là nhờ vào NanoX đã phát triển thành công công nghệ Nano Ceramic X-Shield độc quyền cho tấm phim khả năng chống nóng vượt trội đến 90%. Đồng thời, chống nóng trong nhà bằng cách sử dụng tấm cách nhiệt kính NanoX còn có được những lợi ích đi kèm như: hạn chế tối đa những căn bệnh về da và mắt, đảm bảo không gian sinh hoạt riêng tư cho gia đình…Cùng với chất lượng sản phẩm là mức giá cần chi là vô cùng hợp lý.
Xem thêm:
- Top 15 cách chống nóng nhà cấp 4 hiệu quả, dễ thực hiện
- 6 cách chống nóng cho nhà ống hiệu quả – NanoX
- Decal Giấy Dán Kính Chống Nóng – Giải Pháp Cách Nhiệt Tối Ưu
Dán phim cách nhiệt là phương án chống nắng nóng trong nhà được ưa chuộng
Dùng bạt che nắng chuyên dụng
Một cách chống nắng nóng trong nhà khác cũng được áp dụng phổ biến ở những công trình đã hoàn thiện là lắp đặt bạt che nắng. Có thể tham khảo lắp đặt ở ban công hay trước hiên nhà. Bởi lẽ, đây là hai vị trí tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều nhất nên thường có mức nhiệt cao hơn những khu vực còn lại.
Chống nóng cho cửa kính nhà ở
Với những căn nhà có bố trí cửa kính, vào những ngày hè không gian bên trong thường nóng lên nhanh chóng vì chất liệu kính dễ hấp thụ nhiệt. Lúc này, giải pháp chống nắng nóng trong nhà hiệu quả là sử dụng lam chắn nắng, rèm che, kính phản quang hay kính Low-E có chức năng hạ nhiệt…
Xem thêm:
- Gợi ý 10 cách chống nóng biệt thự hướng Tây hiệu quả
- Danh sách 8 cách chống nóng văn phòng hiệu quả mùa nắng
- 7 Cách chống nóng chung cư hiệu quả – Giải pháp cho không gian mát mẻ
Chống nóng cho tường bằng vật liệu cách nhiệt
Một số vật liệu thông dụng để chống nắng nóng nhà hiện đại đó chính là giấy dán tường, XPS, tấm xốp EPS hay tấm cách nhiệt Takani… Song, giải pháp này vẫn còn tồn tại nhược điểm lớn là phải thực hiện thao tác khoan đục lên tường gây mất thẩm mỹ. Giải pháp dán keo để khắc phục chỉ mang tính chất tạm thời vì sau một thời gian, lớp keo này sẽ bị bong ra khiến tường bị thấm nước.
Trồng cây lấy bóng mát trong nhà
>Trồng cây lấy bóng mát là phương án vừa chống nắng nóng trong nhà, vừa tăng thêm độ thẩm mỹ. Người ta thường ví cây xanh như một chiếc điều hòa tự nhiên vì có tác dụng điều hòa không khí, biến không gian xung quanh trở nên trong lành, tươi mát. Sự xuất hiện của cây xanh trong nhà sẽ đem đến nhiều bóng râm và cản trở nguồn nhiệt xâm nhập vào bên trong.
Song, giải pháp này vẫn còn tồn tại hạn chế khi không thật sự khả thi với mọi loại không gian. Đặc biệt, những ngôi nhà phố chỉ có diện tích nhỏ hẹp rất khó để bài trí những cây xanh lấy bóng mát trong khuôn viên nhà. Tuy nhiên, có thể tham khảo treo những chậu hoa ở lan can kính, hành lang… hay làm giàn hoa, dây leo…
Dùng đèn compact cho không gian nhà
Đèn sợi đốt thường tỏa ra lượng nhiệt khá lớn gây tiêu hao nhiều điện năng. Do đó, để chống nắng nóng trong nhà ở nên cân nhắc thay thế những đèn sợi đốt trong nhà bằng đèn compact.
Dùng gạch chống nóng trong nhà ở
Gạch chống nóng là giải pháp thường được ứng dụng tại những công trình đang thi công ở khu vực nắng nóng xuất hiện thường xuyên. Nhờ tính năng chống thấm tốt và không hấp thụ nhiệt nên loại gạch này giúp cho bên trong không gian nhà ở luôn thông thoáng, mát mẻ.
Dùng sơn chống nóng trong nhà
Bên cạnh gạch chống nóng thì sơn chống nóng cũng là phương án được nhiều người ưa chuộng. Bởi lẽ, sơn không chỉ giúp hạ nhiệt mà còn đem đến độ thẩm mỹ cao cho không gian. Nên ưu tiên những màu sơn sáng để căn nhà thêm tươi mát, rộng rãi. Tuy vậy, giải pháp này chỉ góp phần nhỏ vào việc chống nóng.
Phun PU Foam để chống nóng cho mái nhà
Phun PU Foam là cách chống nóng được ứng dụng rộng rãi ở những khu nhà ở cao cấp, biệt thự… khi đem đến hiệu quả chống nắng tuyệt đối. Hiện nay, PU Foam xuất hiện nhiều hơn ở các nước châu Âu như Mỹ, Anh, Úc… hay các quốc gia phát triển điển hình như Hàn Quốc, Nhật Bản…
Bên cạnh công dụng chống nắng nóng, PU Foam còn được biết đến với khả năng cách âm, chống thấm và chống cháy cao. Nhờ trọng lượng bọt xốp nhẹ mà chất liệu này giúp tải trọng công trình giảm xuống. Mặt khác, PU Foam cũng hoàn toàn thân thiện với sức khỏe người dùng cũng như môi trường xung quanh.
Xây dựng tường 2 lớp, có lớp cách nhiệt ở giữa
Để giảm thiểu tối đa tình trạng nhiệt độ bên ngoài truyền vào bức tường bên trong người dùng có thể tham khảo bố trí tường 2 lớp có trang bị thêm lớp cách nhiệt ở giữa. Như vậy, không gian trong mới thêm được mát mẻ, thông thoáng.
Xây dựng giếng trời chống nắng nóng trong nhà ở
Tiếp theo là xây dựng giếng trời, một cách chống nóng trong nhà ở không thể bỏ lỡ. Việc xây giếng trời giúp lưu thông không khí. Nhờ đó, không gia nhà trở nên trong lành, dễ chịu hơn. Có thể kết hợp thêm những phương án chống nóng khác như dùng phim cách nhiệt, kính phản quang hay bố trí tiểu cảnh cây xanh…
Xem thêm:
- NanoX chia sẻ 7 cách chống nóng cho giếng trời hiệu quả
- Top 10 cách chống nóng quán cafe đơn giản, hiệu quả
Xây dựng lô gia để thay thế ban công
Ban công hay lô gia đều đóng vai trò quan trọng trong không gian nhà ở. Tuy nhiên, đối với những ngày nắng nóng, thiết kế của lô gia có lợi thế hơn ban công. Nguyên nhân là vì ban công đón ánh nắng trực tiếp. Trong khi đó lô gia với 3 mặt được che chắn đã giảm bớt phần nào ánh nắng chiếu vào nhà.
Bố trí nhiều cửa sổ cùng một phòng
Để chống nắng nóng trong nhà việc lắp đặt cửa sổ đúng cách cũng rất cần quan tâm . Theo đó, một căn phòng nên được trang bị 2 cửa sổ, một cửa mở ra để gió thổi vào và cửa còn lại mở để gió có thể đi ra. Bên cạnh đó, cũng nên chú ý không bố trí những món nội thất gỗ có kích thước lớn trước cửa sổ, chẳng hạn như tủ gỗ, để tránh làm cản hướng gió
Chọn màu sắc và vật liệu phù hợp cho nội thất
Tiếp theo, cách chống nóng trong nhà đáng tham khảo là lựa chọn màu sắc, vật liệu các món nội thất. Để làm giảm quá trình hấp thụ nhiệt, nên sử dụng những tông màu nhạt để sơn nhà. Những màu sắc nội thất như vàng đất, bã trầu hoặc xanh rêu vừa tạo được cảm giác mát mẻ, vừa giúp gần gũi với thiên nhiên hơn.
Mặt khác, những ngôi nhà xây theo hướng tiếp nhận nhiều ánh nắng ví dụ điển hình như nhà hướng tây, nên hạn chế những món nội thất có màu ấm và ưu tiên gam màu lạnh để đem lại sự thư giãn, mát mẻ. Về chất liệu, ưu tiên nội thất có chất liệu từ thiên nhiên như đá hoa cương, gỗ…
Đóng cửa nhà vào ban ngày
Đóng cửa nhà vào ban ngày là cách chống nắng nóng trong nhà đơn giản nhưng đem lại hiệu quả khá tốt. Bởi lẽ, một số nghiên cứu cho biết 30% nhiệt lượng từ môi trường xâm nhập vào bên trong nhà theo đường cửa sổ. Do đó, vào ban ngày nắng nóng nên đóng kín toàn bộ cửa sổ, đặc biệt là những ngôi nhà hướng Tây, Tây Nam.
Dùng rèm cửa để chống nóng trong nhà
Khi sử dụng rèm cửa, lượng ánh sáng chiếu vào nhà sẽ giảm đi đáng kể, nhờ đó hạn chế sự nóng bức. Nên ưu tiên lựa chọn những màu sắc rèm như vàng, trắng, be… và hạn chế chọn rèm màu tối. Bởi lẽ, màu sắc đậm sẽ hấp thụ ánh nắng tốt hơn và có làm mức nhiệt trong phòng tăng lên đáng kể.
Dùng quạt, điều hòa một cách hợp lý
Quạt và điều hòa là hai thiết bị không thể thiếu vào mùa hè để chống nắng nóng trong nhà. Tuy nhiên, người dùng cần có cách sử dụng thông minh để tránh lãng phí điện năng đồng thời không gây “phản tác dụng”. Có thể ưu tiên những thiết bị quạt trần, quạt thông gió. Đồng thời hãy điều chỉnh gờ trước cánh quạt cao hơn để lưu thông không khí tốt hơn.Nếu thường sử dụng điều hòa thì cũng cần cân nhắc không mở 24/24. Thay vào đó, hãy mở hết cửa sổ vào buổi tối để đón lượng gió tự nhiên từ bên ngoài thổi vào. Trường hợp sử dụng quạt hãy đặt gần cửa sổ và đặt phía trước quạt một chai nước đá để làm mát nhanh hơn.
Điều chỉnh quạt trần quay ngược so với chiều kim đồng hồ
Khi làm mát bằng quạt trần, nên điều chỉnh hướng quay của quạt sao cho ngược theo hướng kim đồng hồ. Điều này giúp tạo nên luồng gió nhẹ và tập trung làm mát vào phần không gian dưới quạt, hạn chế tình trạng luồng không khí bị loãng ra những khu vực xung quanh, giúp chống nắng nóng trong nhà
Hạn chế những thiết bị điện không thật sự cần thiết
Khi giảm thiểu việc tiêu thụ những thiết bị điện không cần thiết sẽ góp phần chống nắng nóng trong nhà hiệu quả. Bởi lẽ, những thiết bị điện thường thải ra nhiệt lượng lớn trong quá trình hoạt động nên nếu sử dụng tần suất cao và liên tục, nhiệt độ của ngôi nhà sẽ nóng hơn tới vài độ.
Cụ thể, thay vì sử dụng điện mật độ lớn rải rác trong nhà nên cố gắng dùng chung trong một không gian sinh hoạt. Mặt khác, hãy thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ những thiết bị điện để không tiêu hao năng lượng một cách bừa bãi.
Phun sương trong phòng để chống nóng
Việc phun sương trong phòng không chỉ tiết kiệm điện năng mà còn đem đến sự mát mẻ trong cả không gian rộng lớn. Bên cạnh đó, giải pháp này cũng góp phần bảo vệ sức khỏe cho những thành viên trong gia đình trước tác nhân ô nhiễm không khí, bụi bẩn và vi sinh vật thâm nhập.
Phun nước lên tôn lợp mái
Cách chống nắng nóng trong nhà này thích hợp với những ngôi nhà có mái bằng làm từ tôn. Vào những ngày thời tiết nóng bức, cần lắp đặt thêm vòi nước tự động phía trên mái nhà. Khi những chiếc vòi này phun nước, mái tôn sẽ dần hạ nhiệt và cho không gian bên trong nhà trở nên mát mẻ hơn.
Thay đệm, ga trải giường
Những chiếc nệm và ga trải giường sẽ tăng thêm độ nóng bức vào mùa hè. Thay vào đó, vào mùa nóng có thể lựa chọn những tấm vải mỏng hay chiếu trúc để dễ chịu hơn khi nằm. Trong trường hợp bắt buộc phải dùng đến nêm, hãy ưu tiên nệm lò xo ít bị bí bách. Mặt khác, vì ga trải giường dễ bám mồ hôi và bụi bẩn khiến không khí khó lưu thông nên cần lưu ý thay ga định kỳ.
Chống nóng bằng cách treo vải nhúng nước, mành trước cửa
Treo những tấm mành trước cửa hay tấm vải nhúng nước sẽ ngăn chặn hơi nóng từ bên ngoài tỏa vào nhà. Mặt khác, luôn ghi nhớ đóng cửa các phòng trống và kéo rèm để nhiệt độ trong phòng duy trì ổn định. Bên cạnh đó, chỉ mở cửa ra vào sáng sớm vào ban đêm để không khí mát mẻ tràn vào.
Luôn giữ trong nhà cửa sạch sẽ
Dân gian từ xưa đã lưu truyền câu nói “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”. Do đó, nếu muốn ngôi nhà trở nên mát mẻ hơn, trước mắt phải luôn giữ trong nhà gọn gàng, sạch sẽ. Với những đồ dùng không còn sử dụng đến, hãy loại bỏ để giảm tích nhiệt và giúp cho ngôi nhà trở nên thông thoáng hơn.
Trên đây là những giải pháp chống nắng nóng trong nhà hứa hẹn đem đến những kết quả thiết thực cho không gian nhà ở. Hy vọng những chia sẻ của NanoX sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của Quý Khách hàng!
Xem thêm:
- Phim cách nhiệt giếng trời: Tổng hợp thông tin từ A – Z