Ngày nay PPF đã được ứng dụng rộng rãi trong bảo vệ nội thất nhà ở. Vậy dán PPF như thế nào là chuẩn quy trình?
Quy trình 3 bước dán PPF nội thất chi tiết
Quy trình dán PPF trải qua 3 giai đoạn chính: trước khi dán, trong khi dán và sau khi dán.
Bước 1: Trước khi dán phim bảo vệ PPF
- Kiểm tra và làm sạch bề mặt nội thất: Cần đảm bảo bề mặt nội thất sạch sẽ, loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, dầu mỡ…để tránh tình trạng keo film không bám hoặc bị phồng rộp…
- Đánh bóng: Sử dụng các công cụ, dung dịch chuyên dụng để loại bỏ lớp sơn cũ, vết trầy xước nhẹ để làm mịn bề mặt. Nhằm mục đích tăng tính thẩm mỹ, tăng độ bám cho keo film dán PPF.
Bước 2: Trong khi dán phim bảo vệ PPF
- Cắt film PPF: Đây là bước quan trọng, đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận. Kỹ thuật viên sẽ đặt film lên bề mặt nội thất, sau đó thực hiện cắt film theo đúng từng chi tiết và kích thước bề mặt đồ vật. Không được cắt hụt hay dư quá nhiều film nhằm đảm bảo độ vừa vặn, tinh tế của nội thất.
- Dán film PPF: Trong quá trình dán, dung dịch chuyên dụng là không thể thiếu, nhằm giúp người dán có thể di chuyển film vào đúng vị trí. Ngoài ra, bước này kỹ thuật viên phải lưu ý cẩn thận và nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh gây xước phim.
- Kiểm tra: Film sau khi được dán cần kiểm tra để đảm bảo không có lỗi hay sai sót chẳng hạn như: đọng khí, đọng nước, trầy xước, dư film, hụt film…
Bước 3: Sau khi dán phim bảo vệ PPF
- Bàn giao và hướng dẫn kiểm tra, vệ sinh: Sau khi hoàn thành dán PPF, kỹ thuật viên bàn giao và hướng dẫn cho khách hàng cách bảo quản và vệ sinh nội thất.
Những lưu ý khi dán PPF
- Lựa chọn cơ sở uy tín: Mục đích là đảm bảo chất lượng thi công, tránh bong tróc hay gây mất thẩm mỹ nội thất.
- Lựa chọn mã film PPF phù hợp: Film PPF có khá nhiều loại, khác nhau về độ dày, độ bóng, chất liệu… Vì vậy, tùy theo nhu cầu và sở thích có thể lựa chọn mã film mong muốn.
- Vệ sinh bề mặt nội thất kỹ càng: Cần loại bỏ các vết dầu mỡ, bụi bẩn… trước khi dán để tăng độ bám dính, đảm bảo độ bền của PPF.
- Cẩn thận khi cắt, dán PPF: Đòi hỏi kỹ thuật viên có tay nghề cao, cẩn thận và tỉ mỉ. Việc này giúp tránh lãng phí film, đồng thời, đảm bảo vẻ đẹp nội thất sau khi dán PPF.
Những lưu ý sau khi dán PPF
- Chờ khô keo tối thiểu 48 giờ: Việc đảm bảo độ khô của keo giúp tăng độ bám dính của miếng dán PPF. Hạn chế tình trạng bong tróc, phồng rộp bề mặt nội thất.
- Vệ sinh thường xuyên: Để film PPF phát huy tối đa hiệu quả, giữ cho trang bị nội thất trong gia đình luôn sáng bóng, việc vệ sinh sạch sẽ là không thể thiếu. Tránh để những vết bẩn dầu mỡ, thức ăn, nước uống…ăn mòn miếng dán.
- Hạn chế lau bằng khăn khô, dung dịch tẩy rửa mạnh: Lau bằng khăn khô có thể làm xước bề mặt film, dẫn đến lớp bảo vệ mất đi độ bóng. Bên cạnh đó, việc sử dụng dung dịch có tính tẩy rửa mạnh, rất dễ làm biến dạng hay phai màu miếng dán PPF.
Xem thêm:
- PPF là gì? Miếng dán PPF có thật sự tốt không?
- Lợi ích và câu hỏi về PPF dán nội thất gia đình
Có nên dán PPF tại nhà không?
dán PPF nội thất tại nhà mang lại nhiều lợi ích về việc đảm bảo giữ gìn giá trị nội thất có giá trị cao, duy trì vẻ đẹp ban đầu của vật dụng… Tuy nhiên “có nên dán PPF tại nhà không?” sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.
Nếu có các dụng cụ hỗ trợ, đã tìm hiểu kỹ lưỡng về quy trình dán PPF nội thất, thì có thể thử tự dán tại nhà. Tuy nhiên, nếu không phải là người khéo léo và chưa từng tiếp xúc với quy trình dán PPF thì không nên tự dán tại nhà. Vì có thể gặp nhiều vấn đề như: bong tróc, phồng rộp đọng khí… ảnh hưởng đến thẩm mỹ của nội thất.
Dán PPF đòi hỏi kỹ thuật viên phải có kinh nghiệm tiếp xúc với loại vật liệu này. Đồng thời cần có sự tỉ mẩn, cẩn trọng. Để đảm bảo vật dụng, nội thất dán PPF được đẹp mắt và phát huy công dụng tốt nhất vẫn nên liên hệ cơ sở dán PPF chuyên nghiệp.
Xem thêm:
- 7 Tiêu chí đánh giá, lựa chọn PPF nội thất nhà
- Có nên dán PPF cho nội thất trong nhà không? Tư vấn kinh nghiệm chọn PPF
Đơn vị thi công dán PPF nội thất nhà ở và dán PPF ô tô
PPF NanoX
Hotline: 0777.888.797
Địa chỉ: Số 02, đường 34, Khu đô thị Vạn Phúc, phường Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP.HCM.
Xem thêm: