PPF là gì? mà làm cho người dùng phải bắt đầu tìm hiểu và sử dụng như một loại vật liệu quan trọng trong cuộc sống?
PPF là gì?
PPF (Paint Protection Film) hay còn được người dùng gọi với nhiều tên khác nhau như: phim bảo vệ sơn, miếng dán PPF, miếng dán bảo vệ sơn… PPF là màng nhựa nhiệt dẻo có khả năng tự phục hồi. Vì thế, PPF được ứng dụng để bảo vệ các bề mặt bàn gỗ, sơn xe ô tô, thiết bị điện tử… tránh khỏi những tác động của sỏi đá, côn trùng, vật dụng sắc nhọn…
Ứng dụng của miếng dán PPF trong đời sống
Dán PPF cho ô tô
PPF được người dùng biết đến rộng rãi và sử dụng phổ biến nhất trong vai trò là “người bảo vệ” lớp sơn xe ô tô sáng bóng bền vững, luôn trong tình trạng như mới.
Điều này có được là nhờ vào khả năng tự phục hồi các vết xước, hạn chế tối đa bụi bẩn, bám dính.
Không ngoa nếu nói PPF là loại vật liệu bảo vệ ô tô toàn diện. Bởi dán PPF bảo vệ cả ngoại thất lẫn phần nội thất ô tô luôn bóng bẩy, sạch sẽ như: bề mặt taplo, bệ tỳ tay và các bề mặt ốp gỗ, ốp nhựa khác.
Ngoài ra, dán PPF ô tô còn giúp bảo vệ sức khỏe người sử dụng, giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực của cực tím vì PPF sở hữu tính năng chống tia UV.
Xem thêm:
- 7 Tiêu chí đánh giá, lựa chọn PPF nội thất nhà
- 7 Tiêu chí đánh giá, lựa chọn PPF nội thất nhà
Dán PPF cho đồ nội thất trong nhà và ngoài trời
Hiện nay mức sống ngày càng được nâng tầm, nội thất cao cấp trở nên thông dụng. Tuy nhiên, một điều bất cập xảy ra là mặt bàn ghế gỗ, mặt bàn ghế đá, kệ tủ gỗ bóng loáng lại dễ bị trầy xước, ố bẩn. Những ảnh hưởng này khiến các vật dụng mất tính thẩm mỹ, mất đi giá trị nhanh chóng.
Nhiều loại miếng dán PPF trên thị trường không chỉ đáp ứng cho việc bảo vệ ô tô mà còn được ứng dụng để bảo vệ đồ nội thất gia đình. Trước đây, muốn bảo vệ mặt bàn bằng gỗ hay đá chúng ta thường phải đặt lên bề mặt cả một tấm kính cường lực dày cộm hoặc thêm khăn trải bàn. Điều này không chỉ khiến việc vệ sinh bề mặt trở nên nặng nề, khó khăn mà còn che đi mất sự sang trọng vốn có của đồ nội thất cao cấp.
Đến nay, miếng dán PPF đã có thể thay thế cả kính cường lực và khăn trải bàn nhờ vào khả năng tự phục hồi các vết xước. Nhờ vậy, người dùng có thể bảo vệ hoàn hảo cho các vật dụng trong nhà mà vẫn đảm bảo sự sang trọng và tính thẩm mỹ cao.
Dán PPF cho xe máy
Xe máy là phương tiện mà chúng ta dùng để di chuyển hằng ngày. Đồng thời khi đi vào cơ quan làm việc, đến trường hoặc đến những trung tâm thương mại xe máy thường được sắp xếp sát nhau. Vì thế, việc va quẹt tạo nên những các vết xước là không thể tránh khỏi. Tích tụ lâu dài tạo nên nhiều vết xước gây mất thẩm mỹ, khiến xe dễ bị cũ đi.
Trước đây, ngay khi vừa mua xe mới người dùng thường dán decal trong suốt để bảo vệ lớp sơn xe. Tuy nhiên, đến nay người dùng có thêm sự lựa chọn là dán PPF cho xe máy. Bởi không như các loại keo dán xe khác trên thị trường PPF còn có khả năng tự phục hồi.
Dán PPF cho điện thoại
Từ trước đến nay người sử dụng điện thoại dùng ốp lưng như một loại phụ kiện vừa bảo vệ điện thoại vừa để trang trí thêm. Tuy nhiên, nhược điểm lớn của ốp lưng là làm chậm quá trình tản nhiệt gây nóng máy.
Có rất nhiều người dùng muốn sử dụng điện thoại trần nhưng lại sợ trơn trượt, rơi vỡ và quan ngại trong việc đặt điện thoại lên bề mặt nào đó. Miếng dán PPF sẽ giúp người dùng giải quyết phần lớn những lo lắng trên nhờ khả năng chống xước, chống va đập, chống bám vân tay… Hơn hết, miếng PPF điện thoại rất mỏng nên đảm bảo tính thẩm mỹ cao, hạn chế tối đa tình trạng điện thoại bị nóng trong quá trình sử dụng.
Xem thêm:
- Các bước và quy trình dán PPF nội thất đồ dùng trong gia đình
- Có nên dán PPF cho nội thất trong nhà không? Tư vấn kinh nghiệm chọn PPF
Miếng dán PPF có thật sự tốt không?
Áo giáp bảo vệ: Trái ngược với sự mềm dẻo linh hoạt của bản thân, PPF mang đến công dụng như lớp “áo giáp cứng cáp” giúp bảo vệ tốt nhất cho các bề mặt thoát khỏi những tình trạng xấu như: trầy xước, hư hại, ảnh hưởng lớn sau các tác động mạnh.
Tính tự phục hồi: Khi bề mặt dán PPF bị va quẹt, nhiệt lượng từ mặt trời hoặc nhân tạo có thể làm cho tấm PPF mềm dẻo ra và tự lấp đầy các vết xước. Từ đó, tại vị trí này được trả về hiện trạng như ban đầu.
Tăng tính thẩm mỹ: Ngoài tính năng chính là bảo vệ các bề mặt, dán PPF còn giúp tăng giá trị, tăng tính thẩm mỹ cho vật dụng. Vì tấm phim bảo vệ PPF có độ bóng nhất định, nên bề mặt được dán PPF sẽ trở nên sáng bóng, thậm chí trông sang hơn hẳn.
Chống bám bẩn: Bám vân tay, bám bụi bẩn lên các bề mặt khiến quá trình lau dọn, vệ sinh trở nên khó khăn và mất thời gian. Dán PPF giúp bề mặt của các vật dụng trở nên sáng bóng nhưng không kém phần nhẵn mịn. Nhờ vậy, người dùng không phải mất nhiều công sức và thời gian cho việc lau chùi, tẩy rửa.
Chống tia UV: Tấm PPF còn có khả năng ngăn cản tia UV giúp các về mặt dán PPF giữ gìn tốt nét đẹp vốn có. Hơn hết, nhờ ngăn cản tia cực tím giúp các vật dụng giảm thiểu tối ta các tình trạng phai màu, rạn nứt… Nhờ đó, tuổi thọ các đồ vật dán phim PPF có thể kéo dài hơn.
Cấu tạo của phim bảo vệ PPF
Miếng dán bảo vệ PPF cấu tạo bởi 5 lớp thành phần chính:
- Lớp PET bảo vệ phim (protect film): PET Polyethylene Terephthalate) là lớp nhựa nhựa chịu nhiệt, thuộc tính dẻo, ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp sản xuất. Lớp PET có vai trò bảo vệ các lớp vật liệu bên trong, đảm bảo giữ gìn tốt nhất trạng thái ban đầu của tấm PPF. PET bảo vệ phim sẽ được tháo ra trong quá trình dán PPF.
- Lớp phủ trên cùng (top coat layer): Sau khi bóc lớp PET bảo vệ phim sẽ đến lớp phủ trên cùng. Lớp vật liệu này mang hiệu ứng bóng. Nhờ vậy, bề mặt vật dụng dán PPF trở nên sáng bóng hơn.
- Lớp vật liệu cơ bản (base material): Lớp vật liệu này mang đến khả năng chống chịu cho tấm PPF. Kết quả bề mặt dán PPF sẽ giảm áp lực, giảm hư hại từ các tác động. Ngoài ra, lớp vật liệu cơ bản cũng đem lại lợi ích chống tia UV.
- Lớp keo dính (adhesive layer): Đóng vai trò kết nối giữa tấm phim bảo vệ PPF với bề mặt đồ vật.
- Lớp PET bảo vệ keo (màng phủ bảo vệ keo): Lớp PET này có chức năng đảm bảo chất lượng cho lớp keo dính. Màn phủ bảo vệ keo sẽ được kỹ thuật viên tháo ra khi dán PPF.
PPF có mấy loại
PVC
PVC là loại PPF đầu tiên có mặt trên thị trường. Phim PPF – PVC có thành phần chính là polymer và sở hữu thể chất khá cứng cáp. Vì thế, PVC có đem đến khả năng chống chịu va đập cực tốt. Vì cấu tạo cứng nên kéo theo PVC cần một lớp keo có độ bám dính tốt. Tuy nhiên, các loại phim PPF – PVC có một nhược điểm lớn là tuổi thọ không cao. Sau khoảng thời gian sử dụng từ 1 đến 2 năm thì tấm PVC sẽ bị oxy hóa và ngả vàng.
TPH
Phim PPF – TPH được cấu tạo từ vật liệu Polyurethanes. TPH có độ cứng và lớp keo bám dính tốt. Vậy nên các loại phim PPF – TPH thường có tuổi thọ trung bình cao hơn PPF – PVC được khoảng 3 – 4 năm sử dụng.
TPU
PPF – TPU là loại phim bảo vệ bề mặt sở hữu công nghệ tiên tiến nhất thời điểm hiện tại. Điểm nổi bật của PPF – TPU là tổng hợp và cải tiến lại tất cả những ưu điểm của hai loại vật liệu PVC và TPU. Bởi thế PPF – TPU cho khả năng đàn hồi tối ưu và khả năng “tự chữa lành” tuyệt vời.
Các thương hiệu cung cấp dán PPF trên thị trường
PPF NanoX
PPX NanoX xuất thân từ công ty TNHH TMDV Nanofilm. Những sản phẩm/dịch vụ NanoX cung cấp bao gồm: PPF nội thất gia đình, PPF nội thất ô tô, phim cách nhiệt ô tô, phim cách nhiệt nhà kính. Miếng dán bảo vệ kính NanoX được người dùng tin chọn và đánh giá cao bởi mang đến sản phẩm chất lượng đi cùng với mức giá hợp lý.
Giá dán PPF NanoX dao động từ Giá câp nhập
PPF 3M
3M là một trong những công ty chuyên sản xuất sản phẩm trong lĩnh vực chăm sóc xe ô tô. PPF 3M được người dùng đánh giá cao bởi sở hữu độ bền cao lên đến 7 năm, kháng được các loại hóa chất như xăng, dầu. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng yếu điểm của phim bảo vệ sơn 3M là lớp keo kết dính hơi kém, tấm dán PPF dễ bị nhìn thấy.
Giá dán PPF 3M dao động từ 35.000.000 – 75.000.000 VNĐ
PPF Xpel
Phim bảo vệ PPF Xpel có mặt trên thị trường từ năm 2011. Đến nay, Xpel có 4 gói phim PPF: PPF Xpel Ultimate Plus, PPF Xpel Stealth, PPF Xpel Tracwrap, PPF bảo vệ nội thất xe.
PPF Xpel Ultimate Plus là dòng sản phẩm cao cấp nhất của phim bảo vệ PPF Xpel. Gói PPF này sở hữu khả năng chống oxy hóa, cản tia UV, chống ố vàng, phục hồi vết xước trong nhiều năm. Song song với ưu điểm, nhược điểm của PPF Xpel là khó tháo khi muốn thay mới. Một số đánh giá từ trải nghiệm thực tế cho biết, khả năng bảo vệ bề mặt của PPF Xpel chưa tốt bằng 3M.
Giá dán PPF Xpel dao động từ 40.000.000 – 90.000.000 VNĐ
PPF AutoZkin
PPF AutoZkin được mệnh danh là “người tiên phong” trong lĩnh vực phim bảo vệ PPF khu vực Đông Nam Á. AutoZkin là thương hiệu đến từ Thái Lan được nhiều người dùng đến từ nhiều quốc gia tin chọn hơn 10 năm nay.
Điểm đặc biệt của tấm phim dán bảo vệ bề mặt PPF AutoZkin là khả năng chống chịu vượt trội kèm theo khả năng tự phục hồi nhanh chóng mà không cần nhiệt. Hơn nữa, sau một thời gian sử dụng PPF AutoZkin không bị ố vàng. Tuy vậy, film bảo vệ PPF AutoZkin chỉ bảo hành 5 năm và sau khi dán xong cần được bảo dưỡng định kỳ thường xuyên.
Giá dán PPF AutoZkin dao động từ 70.000.000 – 100.000.000 VNĐ
PPF Suntek
PPF Suntek được người dùng đánh giá tương đương với PPF 3M. PPF Suntek có 2 gói phim bảo vệ với chế độ bảo hành 5 năm và 10 năm. PPF của Suntek cũng có khả năng tự phục hồi và chống va đập tốt. Gói phim bảo vệ PPF thấp bị cho là độ bám dính chưa tốt, dễ bị phồng rộp và oxy hóa.
Giá dán PPF Suntek dao động từ 25.000.000 – 110.000.000 VNĐ
PPF NextGen
Phim bảo vệ PPF NextGen là thương hiệu đến từ Anh Quốc. Tại khu vực Đông Nam Á, tấm phim bảo vệ PPF NextGen có cấu trúc riêng biệt với những đặc tính thích hợp với khí hậu nơi đây.
PPF NextGen luôn nằm trong top danh sách các loại phim bảo vệ PPF tốt nhất trên thị trường nhờ chế độ bảo hành từ 5 đến 10 năm, độ bóng sáng được đánh giá ngang tầm với phủ Ceramic, giá hợp lý so với mặt bằng chung.
Giá dán PPF NextGen dao động từ 25.000.000 – 60.000.000 VNĐ
*Lưu ý: Giá dán phim PPF của các thương hiệu chỉ dựa vào giá dán PPF ô tô. Đối với các vật dụng khác còn tùy thuộc vào loại bề mặt và loại phim dán.
Những lưu ý sau khi dán PPF
Chờ khô keo ít nhất 48 giờ: Miếng dán PPF cần thời gian ổn định để bám dính tốt nhất vào bề mặt. Đảm bảo điều này sẽ giúp PPF hạn chế tối đa tình trạng bong tróc, phồng rộp.
Vệ sinh định kỳ: Vật dụng được dán PPF cần được vệ sinh định kỳ ít khoảng 1 tuần/lần. Nên tránh những trường hợp để vết bẩn bám quá lâu trở nên dính chặt vào bề mặt gây ăn mòn mạnh.
Hạn chế lau bằng khăn khô: Không nên lau bề mặt dán PPF bằng khăn khô khi bề mặt còn đang bẩn. Bởi vì bụi bẩn sẽ ma sát với bề mặt và hình thành các vết xước.
Hạn chế phơi nắng quá lâu: Bề mặt đã được bảo vệ bởi một lớp PPF tuy nhiên vẫn nên hạn chế việc phơi nắng các vật dụng cũng như xe cộ quá lâu. Vì các tác nhân gây hại từ môi trường cũng sẽ làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của tấm PPF.
Bảo dưỡng phim PPF định kỳ: Tùy hãng và tùy các loại PPF sẽ có thời gian bảo dưỡng định kỳ khác nhau. Chủ sở hữu cần bảo dưỡng định kỳ để miếng dán PPF được đảm bảo độ bền và phát huy toàn bộ công năng trong quá trình sử dụng.
Xem thêm;
Câu hỏi thường gặp về miếng dán bảo vệ PPF
Dán PPF có dùng được cho ô tô không?
Trả lời: Dán PPF có dùng được cho ô tô. PPF ô tô cũng là loại PPF phổ biến nhất thời điểm hiện tại.
PPF có bảo vệ được mặt bàn gỗ không?
Trả lời: PPF còn có sản phẩm PPF mặt bàn gỗ. Song song đó, PPF còn có thể ứng dụng cho mặt bàn đá, mặt bàn ăn…
PPF có thể sử dụng cho các loại vật liệu gì?
Trả lời: Những loại vật liệu có thể dán PPF như: Ngoại thất ô tô, nội thất ô tô ốp gỗ, ốp nhựa, dán PPF mặt bàn gỗ, PPF điện thoại, PPF xe máy…
Dán PPF ở đâu uy tín?
Trả lời:
Tuổi thọ của miếng dán PPF là bao lâu?
Trả lời: Theo thời gian bảo hành trung bình của các thương hiệu PPF, tuổi thọ của miếng dán PPF dao động từ 5 năm đến 10 năm.
Cách bảo quản miếng dán PPF như thế nào?
Trả lời: Người dùng có thể bảo quản miếng dán PPF bằng các cách: Rửa bề mặt được dán PPF định kỳ, hạn chế tối đa việc đặt để vật dụng ngoài trời nắng gắt, tuân thủ thời gian bảo dưỡng PPF định kỳ theo hãng.