Có thể hình dung tia UV như một loại “chất độc” ngoài gây hại cho da còn có những tác hại khác nguy hiểm hơn.
Tia UV không chỉ làm da bị cháy nắng, bỏng da mà còn dẫn đến ung thư da. Tia UV làm cho chúng ta hoa mắt hay nhức mắt cũng chỉ là các tác hại thông thường. Mạnh hơn, tia UV gây ra các tổn thương khác như viêm giác mạc, thoái hóa hoàng điểm, thậm chí là mù mắt. Còn đối với xe ô tô, nhà kính tia UV làm hư hại nặng nề đến nội thất.
Tác hại của tia UV đối với da
Gây cháy nắng
Sau khi phải tiếp xúc quá nhiều với tia UV da sẽ xuất hiện dấu hiệu bị cháy nắng trong vòng 12 giờ đến 72 giờ tới. Màu da bị thay đổi và chuyển sang nổi ban đỏ nhẹ. Sau đó, da bắt đầu bong các mảng mỏng và tiếp theo là đau, sưng. Đối với những vùng da nhạy cảm có thể hình thành các bọng nước. Biến chứng nặng hơn còn còn có thể bị sốt, ớn lạnh… cũng không khác khi bị bỏng do tác động nhiệt.

Vài ngày sau đó, vùng da bị cháy nắng sẽ bong. Trong vài tuần tới nơi da bong lên rất dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động từ ánh nắng mặt trời.
Gây bỏng da
Tia UV làm cho da bị bỏng là hiện hiện tượng rất phổ biến. Chỉ cần sơ suất nhỏ để da tiếp xúc với nhiệt độ cao, hóa chất, bức xạ thì bất kỳ ai cũng có thể bị bỏng. Ngoài ra, những biến chứng có thể gặp phải sau khi bị bỏng như: sẹo, da bị co rút, các bệnh về da, biến dạng khớp, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý…

Có 3 cấp độ bỏng da:
Cấp độ 1: Vết bỏng ửng đỏ, lan rộng, vùng da nơi bị ảnh hưởng căng và có cảm giác đau.
Bỏng biểu bì: Vết bị bỏng đau và căng nhiều hơn, xuất hiện bọng nước. Bên trong vết bỏng có dịch và máu.
Bỏng trung bì: Vết bỏng thấy rõ màu trắng, đỏ, châm chít. Vùng da bị phồng rộp và bọng nước dày đặc hơn.
Bỏng toàn bộ: Nơi da bị bỏng có màu đen cháy, trắng, nâu hoặc đỏ. Thường cứng và khô, đã bị mất cảm giác đau.
Gây lão hóa da
Lão hóa nhất là đối với da mặt cho thấy da đang bị suy giảm các chức năng. Dấu hiệu là giảm khả năng đàn hồi, các mô liên kết suy yếu dần, kết cấu elastine, collagen bên dưới da lỏng lẻo. Theo nghiên cứu cho thấy, phụ nữ sẽ mất đi 1% collagen mỗi năm.
Lão hóa nhất là đối với da mặt cho thấy da đang bị suy giảm các chức năng
Quá trình suy giảm collagen bị thúc đẩy nhanh hơn nếu tiếp xúc nhiều với tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời. Tia UV còn làm tăng hắc tố melanin khiến cho da sạm, nám, tàn nhan, nếp nhăn…
Những dấu hiệu da đang bị lão hóa có thể kể đến như: trán xuất hiện nếp nhăn; vết chân chim hiện rõ ở đuôi mắt; da bị chảy xệ, nhão, độ đàn hồi kém; nám, tàn nhan, đồi mồi; lô chân lông to, da thô ráp;…
Gây ung thư da
Ung thư da thường rất dễ chẩn đoán và là một các bệnh ung thư thường thấy. Bệnh ung thư da bao gồm: ung thư biểu mô vảy, ung thư tế bào đáy, ung thư tuyến mồ hôi, ung thư tuyến bã… Người da trắng, người già, nam giới có tỉ lệ ung thư da cao hơn. Trên 90% các tế bào ung thư xuất hiện ở vùng đầu, vùng da mặt và cổ. Theo số liệu thống kê tỉ lệ ung thư da ở Việt Nam vào khoảng 2,9 – 4,5%.

Nguyên nhân tác động từ bên ngoài dẫn đến ung thư da đó là do bức xạ tia UV. Tia cực tím gây ung thư da có thể xuất phát từ ánh nắng mặt trời, đèn hồ quang cacbon, thủy ngân, thạch anh lạnh… Bệnh thường xảy ra đối với những người nông dân, ngư dân, công nhân vệ sinh cho các khu công nghiệp…
Tác hại của tia UV đối với mắt
Hoa mắt
Hoa mắt là hiện tượng thường gặp khi mắt tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, chịu ảnh hưởng bởi tia UV. Khi đó, để ngăn cản tia UV có thể lọt vào mắt, theo phản xạ tự nhiên não sẽ chỉ đạo cho mắt nhíu lại. Đồng tử co lại để giúp mắt tránh khỏi ánh sáng quá mạnh. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hoa mắt là do đồng tử có sự giãn nở bởi thay đổi môi trường đột ngột từ nơi có bóng râm, thoáng mát ra nơi có nhiều ánh sáng.

Nhức mắt, khô mắt
Thực tế màn hình máy tính, điện thoại… vẫn phát ra một lượng tia UV nhỏ. Người làm việc văn phòng, phải thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị điện tử này. Vì vậy, làm tăng độ bay hơi của nước mắt dẫn đến mắt bị khô. Trên thế giới có hơn 37 triệu dân bị khô mắt, cộm mắt.

Khô mắt là do mắt tiết đủ chất bôi trơn, nước mắt để làm ẩm mắt. Thời gian lâu khiến mắt có cảm giác xốn, cộm, khó chịu. Nguyên nhân khiến mắt bị khô, cộm là do:
Không đủ lượng nước mắt tiết ra: Tuyến lệ xung quanh mi mắt và bên trong mắt mang nhiệm vụ tiết nước làm ước mắt mọi lúc. Khả năng này sẽ bị suy giảm theo thời gian bởi những yếu liên quan đến tuổi tác, các bệnh về mắt. Những yếu tố khác như gió, thời tiết, môi trường bị ô nhiễm.
Chất lượng nước mắt chưa đủ tốt: Màng phim nước mắt của chúng ta gồm có 3 lớp: lớp nhầy, lớp mỡ và lớp nước. Cả 3 lớp này đều có trách nhiệm cùng nhau bảo vệ nhãn cầu tránh khỏi các yêu tốt các động từ bên ngoài. Lớp nhầy giúp nước mắt dàn đều trên giác mạc. Lớp mỡ giúp hạn chế sự bốc hơi nước giúp mắt luôn ở trạng thái ẩm ướt. Do đó, nếu một trong 3 lớp bị tổn thương sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng nước mắt tiết ra.
Tật về mắt
Tật về mắt phổ biến nhất là cận thị. Người tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử, cũng bị ảnh hưởng bởi tia UV dẫn đến cận thị. Cận thị là khi trục nhãn cầu bị kéo dài, ảnh hưởng đến công suất hội tụ của thủy tinh thể và giác mạc. Điều này khiến cho những chùm tia sáng hội tụ tại trước võng mạc thay vì đúng tại võng mạc.

Cận thị cũng có thể do giác mạc hoặc thủy tinh thể quá cong. Người bị cận càng cần phải bảo vệ mắt khỏi tia UV để tránh cho mắt không mắc phải một số bệnh nguy hiểm hơn.
Viêm giác mạc
Viêm giác mạc là trạng thái mắt tạm thời bị đau đớn do tiếp xúc với tia cực tím, nhiều nhất là từ ánh nắng mặt trời. Ảnh hưởng của tia UV khiến cho mắt bị viêm giác mạc có thể so sánh tương đương với trường hợp da bị cháy nắng.

Mộng mắt
Nguyên nhân chính dẫn tới bệnh mộng mắt, kết mạc là từ tia UV. Có rất nhiều yếu tố từ môi trường tác động đến căn bệnh này như: Khu vực sinh sống có nhiệt độ nóng ẩm, thường xuyên phải tiếp xúc với ánh nắng gay gắt. Theo kết quả khảo sát, nhóm người dễ bị mắc bệnh mộng mắt nhất là thường làm thợ lặn, kho hàng, xưởng cư…

Mộng mắt có thể phát triển nặng hơn dẫn đến mất thị lực nếu trong thời gian dài không được cắt bỏ. Tuy nhiên, thông tin làm dấy lên tranh cãi gay gắt nhất là mộng mắt vẫn có tỷ lệ tái phát rất cao sau khi cắt.
Thoái hóa hoàng điểm
Thoái hóa hoàng điểm còn được gọi là thoái hóa điểm vàng. Căn bệnh này cũng là do tiếp xúc với tia UV lâu ngày. Thoái hóa hoàng điểm làm cho mắt không thể nhìn thấy chi tiết hình ảnh. Tức là gây ra các vấn đề ảnh hưởng đến thị lực trung tâm, khiến mắt không còn khả năng nhìn rõ được các vật thể. Người mắt bệnh thoái hóa hoàng điểm thường gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày như lái xe hoặc đọc sách.

Tổn thương võng mạc
Tổn thương võng mạc là thoái hóa võng mạc tại vùng hoàng điểm do mắt tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Điều này làm cho mắt bị mất thị lực trung tâm, tiếp theo là mờ mắt và nặng nhất là khoảng trống trong tầm nhìn.

Bệnh này thường xuất hiện ở độ tuổi từ 50 trở lên. Theo thống kê cho thấy những người bị tổn thương võng mạc đã tiếp xúc với ánh nắng mặt trời rất nhiều hơn trong suốt cuộc đời của họ. Theo nghiên cứu cho thấy việc điều trị sớm chỉ làm chậm quá trình phát triển của căn bệnh này. Hiện nay, vẫn chưa có cách chữa dứt điểm.
Đục thủy tinh thể
Đục thủy tinh thể là tình trạng mắt tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian đủ lâu. Mặc dù, có nhiều ý kiến cho rằng, tất cả chúng ta rồi cũng phải mắc căn bệnh này. Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy những người thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi ánh sáng mặt trời, ví dụ như cư dân ở gần đường xích đạo bị thúc đẩy nhanh quá trình phát bệnh. Còn lại, người thường xuyên ăn rau xanh, trái cây, bổ sung chất chống ô xy hóa và không hút thuốc sẽ giảm được tốc độ phát bệnh.

Mù mắt
Có thể nói tác hại của tia UV dẫn đến mù mắt. Vì tia UV làm cho mắt bị ảnh hưởng bởi các bệnh từ nhẹ đến nặng. Đến cuối cùng là mất thị lực cả 2 bên mắt. Thời gian đầu, mắt sẽ thấy mờ dần. Sau đó, mắt không còn nhìn thấy gì nữa.
Tình trạng mù mắt được chia thành 2 trường hợp: ngắn hạn hoặc mù vĩnh viễn. Có rất nhiều nguyên nhân gây mù mắt: chấn thương mắt, viêm giác mạc, mộng mắt, thoái hóa điểm vàng, tổn thương võng mạc, đục thủy tinh thể…
Tác hại của tia UV đối với sức khỏe
Các thí nghiệm lớn trên thế giới đã chứng minh, bức xạ UV gây ức chế hệ miễn dịch. Nặng hơn, tia UV làm thay đổi tiến trình và mức độ nghiêm trọng của các khối u. Ngoài việc, khởi phát ung thư, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời làm giảm khả năng phòng vệ của cơ thể. Do đó, phơi nắng làm tăng nguy cơ nhiễm các bệnh từ vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc nấm…

Hơn nữa, ở các nước đang phát triển có mức độ bức xạ UV cao. Việc này, làm giảm hiệu quả của vắc-xin. Một số bệnh có thể ngừa bằng vắc-xin có khả năng lây nhiễm cực cao. Vì vậy, chỉ cần một yếu tố nhỏ làm giảm hiệu quả của vắc-xin cũng có nguy cơ làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Tác hại của tia UV đối với ô tô
Gioăng cửa, gạt mưa nhanh chóng xuống cấp
Thông thường, gạt mưa trên kính lái và gioăng cửa thường được làm bằng chất liệu cao su. Vì vậy, ô tô di chuyển dưới trời nắng nóng, chỉ số tia UV cao sẽ khiến các công cụ này bị biến dạng, mất tác dụng. Cuối cùng là bắt buộc phải thay mới.

Bảng điều khiển bị hư hại
Nắng nóng mặt trời gay gắt làm nhiệt độ bên trong xe tăng cao. Tia UV xuyên qua kính xe ô tô chiếu trực tiếp vào bảng điều khiển. Các ký tự minh họa trên nút điều khiển bị mờ dần theo thời gian. Về lâu về dài khiến bảng điều khiển bị bong tróc, nứt nẻ.

Nội thất bọc nỉ, cao su, da bị xuống cấp
Bề mặt ghế, vô lăng, taplo… thường được làm bằng chất liệu nỉ, cao su, da. Ánh nắng mặt trời cùng với chỉ số tia UV ở mức cao làm nội thất bên trong xe ô tô xuống cấp.

Đặt biệt đối với vật liệu da, tuy một số hãng xe tuyên bố sử dụng loại da có khả năng kháng tác hại của ánh nắng. Tuy vậy, đối với xe phải thường di chuyển ở môi trường có sức nóng cao thì da vẫn bị bay màu, khô, nứt nẻ dần.
Cọc số, vô lăng bị chảy nhựa, tróc da
Cọc số và vô lăng đều là các bộ phận phải tiếp xúc nhiều với ánh nắng. Vì vậy, việc bị hư hại, hao mòn theo thời gian không thể tránh khỏi. Cho dù các bộ phận này được làm bởi bất kỳ vật liệu gì thì dài ngày vẫn hư hỏng, bong tróc.

Bộ phận làm mát động cơ
Bộ phận làm mát động cơ hứng chịu sức nóng mạnh mẽ từ mặt trời. Lâu dần, hệ thống bị rò rỉ dẫn tới bị cạn nước làm mát. Xe không đủ nước làm mát bị sinh nhiệt cao, khiến cho động cơ trở nên quá tải. Việc này gây giảm tuổi thọ của động cơ và các bộ phận khác.

Gây bay màu sơn ô tô
Trên bề mặt sơn xe ô tô thường phủ 1 lớp bóng để bảo vệ sơn. Tuy nhiên, việc xe phải thường xuyên hứng chịu ánh nắng mặt trời làm cho lớp bảo vệ này mất đi. Tia UV có trong ánh nắng mặt trời làm màu sơn xe bị bạc dần thông qua quá trình ô xi hóa. Ngoại thất xe nhanh chóng bị ăn mòn, màu sơn xuống cấp. Hơn nữa, các gam màu sáng như trắng, bạc, hồng… dễ dàng bị ố hơn màu tối.
Tác hại của tia UV đối với nhà kính
Hiện nay, cửa kính ngày càng phổ biến với các công trình từ văn phòng công ty đến nhà ở. Cửa kính mang lại tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, ở bước sóng 320 nm đến 400 nm, tia UV dễ dàng xuyên qua kính và gây đen da, hại da. Từ đó dẫn đến các bệnh về da, bệnh về mắt và gây nguy hiểm sức khỏe con người.
Hơn thế, chúng ta thường sử dụng nội thất bằng da, nỉ… Tia UV xuyên qua cửa kính, qua rèm cửa làm các vật dụng này ngày càng bạc màu, bong tróc, nứt nẻ dần. Kính bị giảm tuổi thọ hoặc vỡ nếu phải chịu áp lực từ chỉ số tia UV cao trong thời gian dài.
Bảo Nghi
Câu hỏi thường gặp về vấn đề “Tác hại của tia UV”
Chỉ số tia UV bao nhiêu là nguy hiểm?
Trả lời: Chỉ số tia UV 4 là nguy hiểm ở mức vừa. Chỉ số tia UV từ 6 – 11 được xem là nguy hiểm ở mức độ cao.
Tia cực tím có hại cho sức khỏe không?
Trả lời: Thực chất, tia cực tím là tên gọi khác của tia UV. Tia cực tím có hại cho sức khỏe.
Tia UV có hại cho bà bầu không?
Trả lời: Đối với phụ nữ đang mang thai và cả thai nhi tia UV rất có hại.